Tìm Hiểu Về Tiểu Đường Loại 1 Và Loại 2: Giống Và Khác Nhau.

TÌM HIỂU VỀ TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 VÀ LOẠI 2: GIỐNG VÀ KHÁC NHAU.

16/01/2018

 

Nhìn chung:

Có 2 loại bệnh tiểu đường chính: loại 1 và loại 2 (ngoài ra còn có tiểu đường loại 3: tiểu đường thai kì). Cả 2 loại tiểu đường này đều là bệnh mãn tính ảnh hưởng tới sự điều chỉnh đường huyết hoặc glucose. Glucose là “thức ăn” của các tế bào trong cơ thể, nhưng để glucose đi được vào các tế bào thì cần một chìa khóa. Insulin chính là chiếc chìa khóa đó.

Những người bị tiểu đường loại 1, cơ thể không sản xuất được insulin – giống như cơ thể không có chìa khóa để chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Những người bị tiểu đường loại 2, cơ thể không phản ứng tốt với insulin hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin – giống như cơ thể có một chiếc chìa khóa bị hỏng.

Cả hai loại tiểu đường này đều dẫn tới tình trạng cao huyết áp mãn tính, gia tăng nguy cơ bị mắc các bệnh biến chứng tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường:

Cả tiểu đường loại 1 và 2 đều có những triệu chứng chung sau:

  • Thường xuyên đi tiểu
  • Hay cảm thấy khát nước và uống nước rất nhiều
  • Thường cảm thấy đói
  • Cảm thấy mệt mỏi, mất sức
  • Thị lực giảm sút
  • Những vùng nhức mỏi lâu hồi phục

Ngoài ra, những người bị tiểu đường loại 1 tâm trạng cũng khá thất thường, đôi khi giảm cân đột ngột, bệnh phát triển rất nhanh, những dấu hiệu trở nên rõ ràng chỉ trong vài tuần, thường gặp ở tuổi thiếu niên (nhưng không có nghĩa căn bệnh không xuất hiện từ độ tuổi thanh niên trở đi). 

Những người tiểu đường loại 2 thường có cảm giác ngứa rân rân ở tay hoặc chân. Tiểu đường loại 2 thường không có dấu hiệu rõ rệt cho đến khi xuất hiện biến chứng.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

  • Tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2 có tên gọi khá giống nhau nhưng thực chất lại là 2 căn bệnh khác nhau với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 1:

  • Hệ miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ loại bỏ các kẻ xâm nhập từ bên ngoài, như các vi khuẩn, virus có hại. Ở bệnh tiểu đường loại 1, hệ miễn dịch tưởng nhầm các tế bào khỏe mạnh của cơ thể là kẻ xâm nhập ngoại lai, chống lại các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Sau khi các tế bào beta bị tiêu diệt, cơ thể không thể sản xuất ra insulin nữa.
  • Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân vì sao hệ miễn dịch lại tự tấn công các tế bào miễn dịch và cho rằng, có thể do cơ thể bị tiếp xúc với các chất độc hại hoặc yếu tố di truyền.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 2:

  • Người mắc tiểu đường loại 2 do bị kháng insulin. Cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không thể sử dụng chúng một cách hiệu quả. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể chắc chắn vì sao có người bị kháng insulin nhưng có người lại không, tuy nhiên, rất có thể lối sống, thừa cân, lười vận động là những nguyên nhân chính.
  • Ngoài ra, yếu tố về môi trường sống và di truyền cũng đóng vai trò nhất định. Vì cơ thể không thể sử dụng insulin một cách tự nhiên nên glucose đi thẳng vào dòng máu, gây bệnh tiểu đường.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ THƯỜNG GẶP KHÔNG?

  • Tiểu đường loại 2 phổ biến hơn tiểu đường loại 1. Theo số liệu của Cục Tiểu Đường Mỹ vào năm 2017, đã có 30,3 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, tỉ lệ gần bằng 1/10 người. Trong đó, khoảng 90 – 95% bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2.
  • Nếu xét theo phương diện tuổi tác thì đến 25,5% là người từ 65 tuổi trở lên mắc tiểu đường trong khi chỉ khoảng 0,18% trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh tiểu đường (năm 2015)
  • Phụ nữ và đàn ông có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tương đương nhau.

NHỮNG AI DỄ BỊ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

Tiểu đường loại 1:

  • Di truyền: Những người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác: Tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và thiếu niên.
  • Gen: Một số đặc điểm gen cũng có nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 1.

Tiểu đường loại 1 không thể phòng ngừa được.

Về tiểu đường loại 2, bạn có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường loại 2 nếu bạn:

  • Có tiểu sử tiền tiểu đường (đường huyết tăng nhẹ)
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Trong gia đình có người than bị tiểu đường loại 2
  • Trên 45 tuổi
  • Lười vận động thể chất
  • Từng mắc tiểu đường thai kì
  • Từng đẻ con nặng trên 4 kí
  • Mắc buồng trứng đa nang
  • Có nhiều mỡ bụng

Có một số cách nhất định để giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 thông qua lối sống:

  • Ổn định cân nặng
  • Nếu bị thừa cân, hãy cùng bác sĩ riêng lên kế hoạch giảm cân.
  • Tăng vận động
  • Ăn uống điều độ, lành mạnh, giảm đường và thực phẩm chế biến công nghiệp.

BỆNH TIỂU ĐƯỢC ĐƯỢC CHUẨN ĐOÁN THẾ NÀO?

Xét nghiệm glycated hemoglobin (HbA1C/A1C) được dùng để đo lượng đường trong máu và đánh giá xem một người có bị tiểu đường hay không. Xét nghiệm A1C sẽ xác định mức đường huyết trung bình của bạn trong vòng 2-3 tháng gần đây. Kết quả càng cao thì nguy cơ mắc tiểu đường càng cao, người có kết quả xét nghiệm A1C từ 6.5 trở lên được chuẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.

CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Hiện chưa có cách điều trị triệt để cho tiểu đường loại 1 vì cơ thể họ không thể sản xuất insulin nên cần tiêm trực tiếp insulin vào người.

Tiểu đường loại 2 có thể kiểm soát và thậm chí dứt hẳn bệnh chỉ bằng cách tập thể dục và ăn uống điều độ, nhưng điều này cần một sự nỗ lực rất lớn. Nếu thay đổi lối sống vẫn chưa đủ, bệnh nhân còn cần uống thuốc để cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Kiểm tra đường huyết luôn là bước quan trọng trong quá trình kiểm soát tiểu đường, vừa để theo dõi sức khỏe bệnh nhân, vừa để nhận biết thời điểm cần tiêm insulin. Thậm chí, đây cũng là cách đơn giản để đưa đường huyết trở về mức khỏe mạnh, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

CHẾ ĐỘ ĂN DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Quản lý dinh dưỡng cũng là một phần thiết yếu đối với các bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn giàu đường bột, thực phẩm chế biến công nghiệp khiến bệnh bệnh trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Ngoài ra, nên giữ cân nặng ở mức ổn định. Nếu bệnh nhân bị thừa cân, béo phì, cần xin ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp.

Tham khảo: https://www.healthline.com/health/difference-between-type-1-and-type-2-diabetes#dietv