Thực Phẩm Chức Năng, Sử Dụng Ra Sao, Những Gì Và Vào Lúc Nào?

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, SỬ DỤNG RA SAO, NHỮNG GÌ VÀ VÀO LÚC NÀO?

20/09/2017

Những năm gần đây, thực phẩm chức năng đã trở thành cụm từ quen thuộc của mỗi người, trong mỗi gia đình. Tại Việt Nam, khi có sự việc một công ty đa cấp nào đó lừa đảo về tiền nong, thì cái tên dính đến lừa đảo lập tức được gắn với chất lượng xấu của sản phẩm họ bán.
Vì vậy, để rõ ràng hơn về các khái niệm khác nhau, tôi muốn làm rõ các khái niệm:

1. Hình thức bán hàng đa cấp: nói ngay là tôi không thích và không tán thành hình thức bán hàng này. Tôi nghĩ nhà nước cần phải cấm luôn hình thức phân phối hàng đa cấp. Nó dạy cho mọi người lừa đảo lẫn nhau - con cái lừa bố mẹ, anh chị em và bạn bè lừa nhau, chỉ vì cái từ “tiền”. Mà có vẻ họ đào tạo bài bản ra phết, nấp sau hai chữ “lừa dảo” – là cái triết lý sống chỉ biết đến tiền, kiếm tiền bằng mọi giá. Chính tôi đã chứng kiến những em ở lứa tuổi mười tám đôi mươi bị dạy dỗ để về lừa bố mẹ và gia đình mua những sản phẩm mà các cháu là kênh phấn phối, để được chia lời.

2. Còn chất lượng hàng các kênh đa cấp phân phối, thì có thể tốt, có thể dở. Trong mọi trường hợp, giá bán của họ là “trên trời”. Sở dĩ giá cao như vậy: vì các tầng lớp phân phối đã đội giá lên phải tới hàng vài trăm phần trăm. Ví dụ: chồng của cô bạn tôi, mua một lọ vitamin tổng hợp từ một công ty đa cấp đang rất nổi tiếng ở VN, giá đâu “chỉ” quãng gần 1.5 triệu/ lọ vitamin tổng hợp, uống được 1 tháng. Chai dầu gội đầu cũng quãng xấp xỉ 1 triệu, dùng chắc quãng 1 tháng. Tôi bèn giở ngay sản phẩm online của (http://www.vitaminlife.com/), giá loại vitamin tổng hợp với đầy đủ các thành phần vitamin và khoáng chất ở tỉ lệ cao so với các loại khác, lại còn có bao nhiêu loại rau và trái cây tốt được bổ sung, giá chỉ USD25 – tức là gần 600,000 VND, uống được 2 tháng (lọ 180 viên, ngày uống 3 viên). So thẳng thừng thì giá của công ty đa cấp bán đắt hơn gấp 5 lần. Nếu bạn đặt dùng cho gia đình, thêm tiền vận chuyển và tiền thuế 10%, giá cũng còn rẻ hơn độ 3 - 4 lần. Chai dầu gội đầu hữu cơ bán online trên đó cao nhất là hơn 4 USD, tức chưa dến 100,000 VND.


3. Không phải cứ mua online là an toàn: tôi cũng đã từng bị “lừa một nửa”. Từ 2009, tôi mua của Vitaminlife được quãng 1-2 năm, nhưng vì lúc đó họ chưa có dịch vụ vận chuyển về VN, nên cứ phải nhờ bạn bè nhận hộ rồi mang về. Tôi bèn tìm được 1 địa chỉ bán hàng online khác là http://www.herbalremedies.com/. Tôi khoái lắm vì giá của lọ vitamin tương tự họ chỉ bán USD12.95/lọ (http://www.herbalremedies.com/multivitamin.html). Nhưng lần nào nhận hàng cũng thiếu mất vài lọ, email họ không thèm trả lời. Mất thời gian, mất tiền, thấy mình như bị lừa, tôi quay lại mua của vitaminlife cho an toàn. Mới ngẫm ra là 1 lọ vitamin tốt thế, uống được 2 tháng mà giá có chưa đến 300,000 VND thì chắc phải có khuất tất. Nhưng đắt quá như các công ty đa cấp bán ở Việt Nam thì “thậm vô lý”. Với các bạn sống ở Mỹ, thì mua của Herbalremedies sẽ OK, vì nếu họ gửi thiếu, có thể kiện um thì họ phải trả. Nhiều lúc bạn bè hỏi, tôi khuyên mua online ai cũng ngại, lại còn thủ tục nhận hàng ra sao. Tôi đành khuyên là nếu có ai quen thì nhờ họ nhận, rồi gửi về. Hoặc thuê các công ty đang làm dịch vụ đặt TPCN hộ, họ có lấy thêm 10% giá dịch vụ thì cũng còn rẻ được tới 3-4 lần là mua ở Việt Nam.


- Còn về chất lượng: tôi hay xem nhận xét của các bác sĩ hoặc những người mua trên các mạng độc lập. Ví dụ: bác sĩ Steven Masley (tác giả cuốn Smart Fat) thì nhận xét các hãng sau có chất lượng tốt: Design for health, Metagenics, ProThera, Barlean’s, Reserveage, Ocean Blue, Garden of Life.


- Bản thân tôi, ngoài các hãng trên, tôi còn hay mua của Nuture’s Way, Solaray, New Chapter, Jarrow Formular, Now Foods...

4. Cách chọn sản phẩm đúng với giá trị đồng tiền bỏ ra:


- Lấy ví dụ là loại vitamin tổng hợp 180 viên không có bổ sung sắt (Alive Whole food Energizer – Multi –vitamin), khi xem kỹ nhãn mác, thì trong đó có 15,000 IU vitamin A, 67% là beta carotene, Vitamin C là 1,000 mg (tức 1 gam), Vitamin D – 1,000 IU...Ngoài các vitamin và khoáng chất cơ bản, nó còn có đầy đủ thành phần của các loại tảo biển, các thảo dược thải độc gan và các bộ phận khác, rồi chiết xuất của các loại trái cây tốt. Kể cả khi so sánh thành phần của các sản phẩm khác nhau của hãng này, thì sản phẩm 180 viên là loại nhiều thành phần đa dạng, mỗi loại thành phần lại cao, và suy ra giá là rẻ nhất.


- Khi mua loại nào, bạn nên chọn loại có thành phần cao nhất của thứ mình cần, chứ không so theo số viên trong lọ. Điều nữa, là bạn mua lọ càng to, thì số tiền trên 1 viên cùng thành phần càng rẻ (tiết kiệm công đóng gói và tiền lọ).


- Và nhớ xem thật kỹ thời hạn sử dụng. Khi đặt online cũng nhớ ghi chú là họ phải chọn cho mình sản phẩm có thời han sử dụng dài nhất. Còn nhớ vào năm 2011, tôi mua mấy lọ trà Essiac Tea, giá quãng USD30/lọ một lít (thực ra tại hồi đó “ngu lâu”, chưa biết là mua gói trà khô về nấu rẻ hơn gấp 6-7 lần). Nhận hàng xong, tôi thấy cả mấy lọ chỉ còn thời hạn 6 tháng, thế là tôi email kêu ầm ĩ. Họ nói tôi đọc số gì sản xuất gì đó, rồi gửi ngay cho tôi hàng mới. Tôi bảo họ là tôi có thể gửi trả hàng cũ, nhưng họ phải trả tiền vận chuyển. Họ nói là không cần, còn khuyên tôi dùng hết số chai hạn 6 tháng đi, rồi hãy dùng mấy chai mới. Thế là “tự nhiên” được lời ra hơn 100USD.

 

Thường tôi hay nghe bạn bè nói: “Chị ơi, có loại TPCN này tốt lắm, em cho chị một lọ”. Thường thì tôi phải xem thật kỹ những gì ghi trên bao bì (tôi chỉ đọc được tiếng Anh hoặc tiếng Việt). Vì vậy, ai cho tôi cái gì mà tiếng “sù sì” là tôi không dùng. Tốt lắm theo tôi: là phải tốt cho cái gì, bộ phận nào của cơ thể, và cho ai. Chứ cứ đồn nhau, ví dụ là “cái này, cái kia” tốt lắm, rồi uống quanh năm suốt tháng, thì tốt bao nhiêu cũng thành có hại.

 

Tôi chẳng biết tí gì về tình hình buôn bán TPCN ở Việt Nam, nên trong bài này chỉ có thể cung cấp thông tin về từng loại, rồi mọi người tự tìm mua theo các tiêu chí của bài 1. Nếu ai hỏi là mua ở đâu, thì nói thật là tôi “chỉ ngay” vào mạng online tôi hay mua dể dùng là Vitaminlife, vì tôi mua ở đó từ năm 2009 đến giờ.

 

Rồi, bây giờ đến các loại TPCN.

 

Tiếng Việt, ta gọi là TPCN (tức là Functional Food – đồ ăn có mục đích hỗ trợ chữa bệnh). Còn thông dụng trong tiếng Anh, họ gọi là “bổ sung” – supplements. Các bạn nên hiểu, bổ sung nghĩa là không phải để chữa bệnh hoặc thay thế thực phẩm chính, mà chỉ là để bổ sung cho những gì cơ thể thiếu từ nguồn cung cấp chính là thực phẩm. Vì vậy: xin mọi người đừng nghĩ: hễ cứ uống TPCN đều đặn, thì ăn uống thế nào cũng được. Muốn khỏe mạnh, thì chế độ ăn uống phải lành mạnh, đủ chất. Còn thế nào là đủ chất, tôi sẽ có một bài viết riêng về dinh dưỡng sau. Cái tôi muốn nhấn mạnh là: cơ thể như một bộ máy, cái ô tô đi vài ngàn cây số còn phải bảo dưỡng: làm sạch, cho dầu nhớt…, vậy mà hầu hết chúng ta cứ coi cơ thể mình là một cỗ máy có thể hoạt động 24/24, ngày này qua tháng khác, chẳng cần làm gì để “bảo dưỡng, đại tu” nó cả? Vì vậy: để khỏe mạnh, thì các đợt thải độc và bổ trợ thêm những dinh dưỡng cơ thể hay bị thiếu, là cực kỳ cần thiết để bạn có thể trẻ, khỏe, xinh đẹp (đàn bà) và lực lưỡng (đàn ông).

 

Có một số TPCN mà ai cũng cần, bạn có thể uống thường xuyên, nhưng cứ sau độ 3-4 tuần, cũng nên nghỉ một tuần để cơ thể có thời gian thải hết những cái gì thừa, không hấp thụ hết. Từ xưa đến nay, chúng ta hay lấy tiêu chuẩn RDA (Recommended Dietary Allowance) – nghĩa là lời khuyên về dinh dưỡng con người. Theo quan điểm của giáo sư Steven Masley và Jonny Bowden (tác giả cuốn Smart fat) – thì đó là những tiêu chuẩn tối thiểu một con người cần có để tránh các rủi ro xấu nhất đối với sức khỏe. Còn nếu bạn muốn cơ thể luôn đủ chất và khỏe mạnh, thì liều lượng tối thiểu ít nhất phải gấp 3 lần lời khuyên của RDA. Các loại cơ thể con người cần nhất là:


1. Vitamin tổng hợp: nên mua loại vitamin tổng hợp thuộc dạng TPCN, chứ không phải loại synthetic (http://www.globalhealingcenter.com/…/synthetic-vs-natural-…/), tức là loại dùng hóa chất để tổng hợp. Khi mua vitamin tổng hợp, bạn nên tìm loại có các thành phần cơ bản là vitamin (A, B, C, D, E) cao nhất, và loại vitamins và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, thì sẽ ít phải uống bổ sung thêm từng loại. Khi bị ốm, cơ thể bạn sẽ cần lượng vitamin C cao hơn để nâng cao khả năng miễn dịch.


2. Vitamin C và D3 rất quan trọng với sức khỏe. Thường thì cơ thể con người cần lượng vitamin C và D cao hơn thành phần trong vitamin tổng hợp. Nếu bạn cần 2 gr/ngày, mà trong liều vitamin tổng hợp chỉ có 1 gr, nghĩa là bạn nên mua thêm 1 gr loại vitamin đó. Theo một số tài liệu tôi tham khảo, thì trung bình, cơ thể cần quãng 3000 mg vitamin C và quãng 2000 – 3000 IU vitamin D/ngày. Bạn cần quãng 250 – 1,000 mcg vitamin K/ngày. Magnesium là loại khoáng chất quan trọng, bạn cần 400 – 800 mg/ngày.


3. Omega -3: lưu ý là ban cần Omega – 3 chứa trong viên dầu cá, nên khi xem trên nhãn, bạn phải chọn loại có lượng EPA và DHA cao nhất. Thường thì mỗi viên chứa tổng số Omega -3 (EPA + DHA) quãng 300 mg. Cơ thể con người cần 1000 – 2000 mg Omega 3, nên nếu mua loại chứa 300 mg, bạn cần 5-6 viên/ngày. Do vậy, nên mau loại chứa lượng EPA + DHA quãng 1000 mg, thì bạn chỉ phải uống 2 viên/ngày.


4. Tỉnh thoảng, bạn cần bổ sung men tiêu hóa (probiotic).


5. EGCG là chiết xuất từ lá trà xanh, có khả năng trung hòa sự oxy hóa trong cơ thể. Trà xanh còn giúp cơ thể đốt calorie nhanh hơn.


6. Curcumin (chiết xuất từ nghệ), cũng nên là lựa chọn để bổ sung quãng 500 mg/ngày


7. Một số loại khác cũng rất cần cho cơ thể như: Coenzyme Q10, 60-200 mg/ngày, resveratrol: 120 -250 mg/ngày.


8. Mỗi năm, bạn có thể uống thêm một hai đợt các loại sau:


- Modiefied Citrus Pectin để giúp cơ thể thải độc kim loại nặng
- Astaxanthin: có khả năng chống oxy hóa gấp 600 lần Vitamin C
- Ginkgo Biloba: chống ung thư và bệnh tim mạch. 
- Các loại chế từ tảo biển như: Chlorella và Spirulina có tác dụng rất tốt cho sức khỏe

 

Thực ra, danh sách TPCN có ích cho cơ thể có thể rất dài, nếu bạn quan tâm. Ngoài vitamin tổng hợp, Omega – 3, vitamin C và D, magnesium, các loại khác bạn nên uống vài đợt mỗi năm, chứ không uống thường xuyên.