Thải Độc - Những Điều Cần Lưu Ý

THẢI ĐỘC - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

18/09/2017
Một số bạn hỏi tôi - phụ nữ đang cho con bú, người bị tiểu đường, hen,thấp khớp, tim mạch, huyết áp và một số bệnh mãn tính khác có làm các biện pháp thải độc được không? Tôi xin trả lời cụ thể cho từng trường hợp:

1. Với phụ nữ có thai và cho con bú: tuyệt đối không làm bất cứ biện pháp thải độc nào. Vì sao thế: trong thời gian thải độc (cũng tương tự như khi ta dọn nhà), các chất độc tích tụ lâu năm , nằm ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể (gan, phổi, thần kinh, khớp...), sẽ theo máu, chạy lung tung, rồi thải ra theo phân, nước tiểu, thậm chí là da (lần nào làm Liver Flush tôi cũng bị dị ứng da mất độ 2-3 ngày), và lưỡi (lưỡi sẽ dày lên và trắng xóa - khi cạo lưỡi, bạn sẽ thấy các lớp lầy nhầy màu trắng và vàng đục tróc ra), Trong thời gian đó, lương độc tố trong máu tăng vọt lên so với bình thường (nhiều lúc gây cho bạn cảm giác như mình bị bệnh). Nếu bạn đang cho con bú, độc tố sẽ ngấm vào sữa, có thể gây ngộ độc cho em bé. Nếu đang có thai, có thể gây ngộ độc thai nhi. Nhưng sẽ rất tốt, nếu trước khi dự định có thai độ 2-3 tháng, bạn làm thải độc, và phải chờ ít nhất 1 tháng sau khi dừng, mới được có thai.

2. Với những người bị tiểu đường: chỉ riêng thải độc (nhịn ăn 10 ngày, thải độc gan...) kết hợp với chế độ ăn uống có thể giúp bạn chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Tôi đang chuẩn bị viết riêng một bài về căn bệnh này. Chỉ lưu ý là: nếu bị tiểu đường, khi nhịn, 2-3 ngày đầu bạn vẫn duy trì thuốc, và cho ít Maple sirop hơn (hoặc nếu dùng nước ép trái cây thì pha tỉ lệ 50/50). Hàng ngày phải đo đường huyết. Sau độ 2-3 ngày, đường huyết sẽ hạ xuống mức bình thường, bạn tạm dừng thuốc trong thời gian nhịn còn lại. Sau khi nhịn, nếu đường huyết lại lên, thì dùng thuốc trở lại.

3. Với các căn bệnh mãn tính khác như: hen, mỡ máu, cholesterol cao, đau khớp, áp huyết cao hoặc thấp...thì thải độc là giải pháp tốt nhất trong các phương pháp điều trị mà tôi biết

4. Chỉ đối với những người bị bệnh tim: tuyệt đối không được tự làm, mà phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ gia đình (nếu quyết định làm)