9 Loại Thực Phẩm Giúp Tăng Tiểu Cầu Một Cách Tự Nhiên

9 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP TĂNG TIỂU CẦU MỘT CÁCH TỰ NHIÊN

16/01/2019 Nguồn: https://www.facebook.com/bichha.tran.94/posts/2238785556145838

 

Trả lời câu hỏi sáng nay của một người bạn qua FB.

Nguồn: https://www.herbalpapaya.com/…/increase-platelet-count-natu…

Tiểu cầu là một trong 3 loại tế bào có trong máu. Dù không được quan tâm nhiều bằng các tế bào hồng cầu và bạch cầu, nhưng các tế bào tiểu cầu lại có vai trò quan trọng không kém “hai người anh em” còn lại. 
Các tế bào tiểu cầu không có màu, có chức năng cầm máu bằng cách hình thành các “bức tường” ngăn máu chảy và làm đông các mạch máu bị tổn thương.
Quan trọng như vậy, nhưng lại thường bị bỏ quên. Nên đôi lúc, các tế bào tiểu cầu bị biến đổi từ tính chất mịn sang dính hoặc ngược lại, có thể gây ra tình trạng máu đặc hoặc loãng hết sức nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng để các tế bào tiểu cầu không bị kết dính, gây ra các cục máu đông dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trước hết, chúng ta cần phải giữ cho lượng tế bào tiểu cầu ở mức ổn định – từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên 1 microliter máu. 
Bạn nên chú ý đến vấn đề thiếu tiểu cầu nếu từng gặp tình trạng khó cầm máu, chảy máu cam hoặc chảy máu lợi, có máu trong nước tiểu hoặc đường tiết niệu. Những người có lượng tiểu cầu thấp thường cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt thường chảy nhiều máu hơn bình thường. Đây thực ra là hiện tượng hệ miễn dịch yếu, tự tấn công và tiêu diệt tế bào tiểu cầu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG LƯỢNG TIỂU CẦU MỘT CÁCH TỰ NHIÊN?

Có một tin vui là chúng ta có thể tăng lượng tiểu cầu lên chỉ bằng cách thay đổi lối sống như:
- Thực hiện các phương pháp thải độc phù hợp với cơ thể và độ tuổi.
- Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chế biến công nghiệp, nên ăn thức ăn tự chế biến. 
- Tăng tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất như sắt và kẽm hay các amino acid.

MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM LÀM TĂNG TIỂU CẦU TỰ NHIÊN

1. Đu đủ hoặc lá đu đủ
2. Lựu
3. Bí ngô
4. Thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang,…
5. Thực phẩm giàu folate như cam, cải bó xôi (rau chân vịt), các loại đỗ, nho khô, ngũ cốc, tăng tây,….
6. Thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau nhiều lá, mùi tây, xà lách, súp lơ, rong biển, olive, trứng,….
7. Cỏ lúa mì (wheatgrass)
8. Sữa
9. Protein nạc (lean protein) từ cua, hàu, thịt bò, gà, cá,….