Siêu thực phẩm mà tôi lựa chọn cho bản thân và gia đình mình uống hàng ngày là các loại bột xanh với thành phần đa dạng, là bột hạt lanh, là omega -3, dấm táo, kstn, bột amla và dầu dừa.
Kết hợp với những "siêu thực phẩm" trên, là chế độ ăn đủ chất, với thời gian ăn trong khoảng 8 đến 10 tiếng, thỉnh thoảng nhịn một vài ngày.
Và điều không kém quan trọng: thải độc định kỳ cũng như hàng ngày bằng cách tẩy nấm, tẩy sỏi gan, cafe enema và khoáng sét, mã đề.
Và chế độ tập tành phù hợp với tâm lý cũng như lứa tuổi. Thêm nữa: hãy luôn vui vẻ và yêu đời.
Nguồn: http://www.superlife.com/what-is-a-superfood/…
Có lẽ bạn đã từng nghe thấy cụm từ “siêu thực phẩm” nhiều lần, nhưng có phải ai cũng hiểu thực sự chúng là gì?
Đầu tiên, các loại thực phẩm tự nhiên truyền thống, nguyên chất và tinh khiết (hiểu đơn giản là những loại thực phẩm tự nhiên được nuôi, trồng nhờ nguồn dinh dưỡng thuần túy từ nước, ánh sáng, khoáng chất,..) được đều có thể gọi là những siêu thực phẩm. Chúng là nguồn năng lượng tuyệt vời và mang đến cho cơ thể những lợi ích đáng kể.
Thứ hai là, mặc dù chưa có một định nghĩa chính thức nào về “siêu thực phẩm” (superfood) nhưng cụm từ này có thể hiểu là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vượt trội.
Như trong Tạp Chí Sức Khỏe (Health Magazine) đã từng định nghĩa:
- “Siêu thực phẩm là nguồn thực phẩm có chứa một lượng lớn các dưỡng chất như: chất chống oxy hóa, polyphenols, vitamin và khoáng chất. Nếu thường xuyên tiêu thụ có thể làm giảm hẳn khả năng mắc bệnh mãn tính, giúp kéo dài tuổi thọ, giúp ta có vóc dáng gọn gàng hơn và tăng cường sức khỏe nói chung”.
Định nghĩa này nghe khá thuyết phục, khi nhấn mạnh vào tính dinh dưỡng. Siêu thực phẩm cũng là một thần dược giúp chúng ta “có vóc dáng gọn gàng hơn”, nhưng chưa đủ. Để làm được điều này, ngoài việc sử dụng các thực phẩm tốt, còn phải kết hợp với chế độ tập luyện và lối sống lành mạnh.
Một định nghĩa khác trên tờ Navitas Naturals đã đưa ra một định nghĩa khác chi tiết và chính xác hơn:
"Một siêu thực phẩm là một loại rau quả giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, protein, omega-3, khoáng chất, chất xơ,…. – những chất mang đến lợi ích với sức khỏe. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, như phần lớn các loại rau và trái cây, mặc dù có chứa hàm lượng các vi chất cao nhưng lại có mức calo thấp. Để bảo đảm sự vẹn nguyên của các dưỡng chất, một “siêu thực phẩm” phải được chứng nhận hữu cơ và hạn chế tối đa việc chế biến.”
Nhiều người cho rằng, thực chất cái mác “siêu thực phẩm” chỉ là một cụm từ mà giới marketing đưa ra với mục định hấp dẫn thương mại. Tất nhiên, chẳng ai trong chúng ta muốn mua những thứ “tầm thường”, phải không?
HIỆU ỨNG QUẢ NHÀU
Có một vấn đề phát sinh khi doanh thu được ưu tiên hơn sức khỏe, tôi gọi là “hiệu ứng quả nhàu”. Qủa nhàu là một loại trái của người Polynesian, có nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng thật đáng buồn, không ít người phóng đại rằng đây là một “siêu thực phẩm”, có lợi ích siêu việt khiến loại trái này từng khiến thị trường “điên đảo” săn lùng. Thế nhưng, khi phát hiện ra đây không phải là một “thần dược”, mọi người lại lao vào đổ lỗi và thất vọng vì hương vị và vẻ ngoài không mấy hấp dẫn. Bên cạnh đó, không ít nỗ lực muốn “xây dựng” lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm này.
Đây là vấn đề chung của các siêu thực phẩm, khi danh sách liệt kê cứ mỗi lúc một dài ra, rồi lại ngắn đi dựa trên thị hiếu người tiêu dùng.
TÓM LẠI
Chẳng có một loại thực phẩm nào là toàn diện cả. Chỉ có những chế độ ăn điều độ bao gồm nhiều thực phẩm lành mạnh – như tôi đã nói ở trên – hữu cơ, truyền thống và tinh khiết mới có thể nuôi dưỡng một sức khỏe vàng.
Nói đơn giản rằng: Một siêu thực phẩm phải có lượng dinh dưỡng (chất chống oxy hóa, dưỡng chất thực vật – phytonutrients, vitamin, khoáng chất) cao hơn với những phẩm có cùng lượng calo.
Quan trọng hơn cả, chính bạn phải là người biết lựa chọn cho mình nguồn dưỡng chất tối ưu nhất thay vì chờ đợi một “thần dược”!