Nghiên Cứu Mới Nhất Của Khoa Y Trường Stanford: Nồng Độ Glucose Trong Máu Tăng Vọt Kể Cả Ở Những Người “Khỏe Mạnh”

NGHIÊN CỨU MỚI NHẤT CỦA KHOA Y TRƯỜNG STANFORD: NỒNG ĐỘ GLUCOSE TRONG MÁU TĂNG VỌT KỂ CẢ Ở NHỮNG NGƯỜI “KHỎE MẠNH”

30/07/2018 Nguồn: https://www.facebook.com/bichha.tran.94/posts/2010527678971628

 

Qua hơn nửa năm hướng dẫn kiểm soát đường huyết cho bạn bè bị tiểu đường, tôi nhận thấy hiện tượng: đường huyết của những người bị tiểu đường thường cao một cách có quy luật, vào những giờ nhất định trong ngày: có người cao vào buổi sáng mới ngủ dậy. Có người cao hơn sau khi ăn trưa, ăn tối. Vì vậy, tôi đều yêu cầu mọi người phải đo đều đặn 2 lần/ngày để xác định được quy luật lên và hạ đường huyết của bản thân. 
Cũng qua những kinh nghiệm đó, tôi đã thấy rất nghi ngờ cách đo đường huyết hiện nay, vì nó chỉ thể hiện tình trạng đường huyết cùa người được đo tại thời điểm đó, chứ không thể chỉ ra quy luật trong ngày. 
May quá, hôm qua đọc được bài viết về nghiên cứu mới nhất của khoa y trường đại học Stanford được công bố ngày 24/7 vừa rồi về sự tăng cao đường huyết của những người mà qua cách đo hiện nay, được coi là đường huyết ở mức bình thường (khỏe mạnh). Hóa ra đường huyết của tới hơn 50% người được coi là khỏe mạnh, thực ra vẫn bị tăng cao ở mức như bệnh nhân tiểu đường, sau khi ăn một số loại carb (chất bột và đường). Có lẽ cho đến khi có được trong tay dụng cụ đo thường xuyên để theo dõi đường huyết cả ngày trong vòng ít nhất vài ngày/năm, thì cách tốt nhất để tránh hiện tượng này là ăn ít chất bột đi, ăn trái cây vừa phải, và uống 1 thìa canh dầu dừa (15ml) trước, trong hoặc sau mỗi bữa ăn.

Ai quan tâm đến nghiên cứu mới nhất này, xin đọc bài dịch dưới đây:

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Y Standford khi cho các tình nguyện viên đeo một thiết bị đặc biệt theo dõi sát sao mức đường huyết cả ngày trong 2 tuần. Kết quả thật bất ngờ: Mức đường huyết, đặc biệt là ở những người được đánh giá là khỏe mạnh, có độ biến động rất lớn, với mức tăng đột biến. Những biến động tăng cao này thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm có lượng tinh bột (carbs) cao. Theo Giáo sư Michael Snyde - người đứng đầu nghiên cứu này cho rằng, tình trạng đường huyết tăng vọt trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, tình trạng kháng insulin – tiền tiểu đường. Mặc dù vậy, không ít người luôn tự đánh giá rằng mình hoàn toàn “khỏe mạnh” và chẳng hay biết rằng mức đường huyết của họ đang lên xuống chóng mặt chẳng thua kém gì các bệnh nhân tiểu đường. Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng thiết bị mà họ sử dụng trong nghiên cứu để đo mức đường huyết có thể nhận biết và tránh xa các thực phẩm gây tăng vọt mức glucose trong máu. 
Một số người có xu hướng dễ tăng đường huyết hơn những người khác. 
Trước đó, phần lớn các tình nguyện viên chỉ kiểm tra mức đường huyết hiển thị trên thiết bị một cách định kì, không thường xuyên, điều này dẫn đến một vấn đề: rất có thể những chỉ số quan trọng trong ngày bị chủ quan bỏ quên. Vì mức độ tăng giảm đường huyết không diễn ra ngay khi vừa ăn xong mà còn phụ thuộc vào nhóm thức ăn được tiêu thụ (ví dụ: cơm, bánh mì, khoai tây mặc dù đều là tinh bột nhưng lại mất những cách khác nhau để tiêu hóa).
Để có kết quả chân thực hơn, Snyder đã lọc ra 57 tình nguyện viên (được cho là khỏe mạnh, không bị vấn đề sức khỏe đặc biệt nào), yêu cầu họ thường xuyên theo dõi các chỉ số đường huyết của mình trong vòng 2 tuần liên tục. Thật bất ngờ, sau 2 tuần, phần lớn các tình nguyện viên đều được chuẩn đoán tiền tiểu đường, 5 trong số họ mắc tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu phân loại các dữ liệu chỉ số đường huyết thành 3 loại “glucotype” thấp – cao – vừa để xếp hạng cho mức biến động đường huyết. Glucotype có ý nghĩa khá quan trọng, nhằm xác định nhóm thực phẩm gây tăng vọt đường huyết, giúp điều chỉnh chế độ ăn, đưa glucotype về mức “thấp” (mức ăn toàn)
Điều đáng quan tâm là tất cả những người được chuẩn đoán tiền tiểu đường, trước đó, hoàn toàn không hay biết mình đang có nguy cơ mắc bệnh và vô tư ăn uống, tự biến mình trở thành một bệnh nhân tiểu đường.

Lỗi của ngũ cốc bắp?

Để đánh giá cụ thể hơn, Snyder đã yêu cầu 30 tình nguyện viên liên tục theo dõi mức đường huyết của mình khi ăn 3 loại bữa sáng khác nhau: một chén ngũ cốc bắp trộn sữa, một bánh sandwich bơ đậu phộng và một protein bar (thanh thực phẩm bổ sung protein).
Kết quả: hơn một nửa tình nguyện viên sau khi ăn có mức đường huyết tăng vọt, tương đương với các bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, 80% số đó tăng ngay sau khi ăn ngũ cốc bắp và sữa. Rõ ràng, cùng ăn một loại thực phẩm giống nhau nhưng mỗi người lại có những phản ứng chuyển hóa đường huyết khác nhau, phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen, di truyền, hệ vi khuẩn,… của từng người. 
Lời khuyên: kể cả những ai tự cho rằng mình “khỏe mạnh”, cũng cần ít nhất một lần mỗi năm, dành ra một đợt để kiểm tra đường huyết của mình liên tục trong vòng vài tuần để tự cân bằng chế độ ăn, tránh xa bệnh tiểu đường, tim mạch,…

Link gốc: https://medicalxpress.com/news/2018-07-diabetic-level-glucose-spikes-healthy-people.html