Giảm Tinh Bột Để Giảm Cân: Tốt Hay Xấu?

GIẢM TINH BỘT ĐỂ GIẢM CÂN: TỐT HAY XẤU?

31/01/2018 Nguồn: https://www.facebook.com/bichha.tran.94/posts/1791075924250139?pnref=story

Quan điểm cá nhân về bài viết: https://www.facebook.com/phunugiadinh.vn/posts/753000454906240

Tiến sĩ ơi. Tiến sĩ nên dành thời gian đọc các quyển sách của Dr. Atkins và Dr. Fife, xem kết luận của nghiên cứu mới nhất do trường đại học McMaster Canada thực hiện trong 7 năm với hơn 125000 người tại 18 nước. Kết luận của nghiên cứu này là: đối tượng ăn nhiều chất bột có tỉ lệ chết vì bệnh tật như ung thư, tiểu đường..., cao hơn đối tượng ăn nhiều chất béo quãng 28,9%.

Tiến sĩ cũng nên đọc để biết thêm là não không chỉ hấp thụ duy nhất glucose, mà có thể hấp thụ Ketone - là loại chất béo đặc biệt hòa tan trong nước, được sinh ra khi lượng carbohydrate ta hấp thụ thấp ở mức 20 - 25 gr/ngày. Thêm nữa, Ketone là nguồn năng lượng tốt hơn glucose, tế bào tiết kiệm được tới 25% oxygen và không cần đến insulin khi sử dụng nguồn năng lượng này.
Liệu có phải vì nghe theo những lời khuyên tương tự như bài viết của TS mà tỉ lệ người bị tiểu đường ở Việt nam tăng vùn vụt? Theo quan điểm cá nhân tôi, nếu một chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh nào đó đã và đang làm cho bệnh tật gia tăng, con người bị yếu đi, phụ thuộc ngày càng nhiều vào thuốc tây, nhất là với những căn bệnh phải cả đời dùng thuốc - thì cũng không khác gì chuyển từ nghiện thuốc phiện hoặc thuốc lá sang nghiện thuốc tây? Đã đến lúc giới khoa học toàn thế giới, kể cả Việt nam phải tự cởi mình ra ra ngoài cái hộp được nhốt vào, để phân tích một cách kỹ lưỡng là: Tại sao ta thất bại trong cuộc chiến chống bệnh tật?

Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ và Canada đã ra rất nhiều kết luận liên quan đến việc chuyển hóa chất béo tốt và chất bột đường. Trong rất nhiều quyển sách hay ra đời từ 2014 đến nay, đã quy tội rõ ràng cho sự đi xuống của sức khỏe nhân loại, cũng như sự phát triển ồ ạt của các căn bệnh như tiểu đường, ung thư, các căn bệnh về thần kinh... - là do khuyến cáo của chính phủ Mỹ về việc dùng đường bột thay thế chất béo tốt từ đầu những năm 1960 - mà người khởi xướng là Ancel Keys.

Cũng đang có sự nhầm lẫn giữa khái niệm Ketoacidosis (và Ketones. Trường hợp Ketoacidosis xảy ra khi tụy của người bệnh tiểu đường không còn sản xuất được insulin nữa, hoặc sản xuất rất ít, không đủ đáp ứn nhu cầu của tế bào để chuyển hóa glocose, nhưng người bệnh vẫn tiếp tục ăn nhiều chất bột chất đường, nên cơ thể bị tình trạng acid rất cao. Nếu lúc đó người bệnh không nạp thêm đường bột, mà chuyển sang ăn Ketogenic, nghĩa là không cần insulin tế bào vẫn hấp thụ được chất béo Ketone để chuyển hóa thành năng lượng, thì sẽ giải phóng cho tụy không phải làm việc vất vả nữa - và đó là giải pháp tối ưu cho người bị tiểu đường.

Thêm nữa phương pháp hạn chế tinh bột để giảm cân hoặc chữa bệnh cũng chia ra các giai đoạn khác nhau, và chỉ hạn chế tuyệt đối ăn cơm hoặc tinh bột trong quãng vài ngày đến vài tháng, phụ thuộc vào mục đích đặt ra.