Các Cách Chữa Táo Bón Không Cần Dùng Thuốc

CÁC CÁCH CHỮA TÁO BÓN KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

14/05/2018 Nguồn: https://www.facebook.com/bichha.tran.94/posts/1910651322292598

 

Tuổi càng cao, hệ thống tiêu hóa của chúng ta hoạt động càng kém hiệu quả. Nhiều người có chung câu hỏi inbox cho tôi trong thời gian qua, với những nội dung như sau:
- Bị táo bón thường xuyên, hai ba ngày mới đi cầu (đi tiêu) một lần, phải làm sao?
- Khi đi du lịch, do múi giờ, sinh hoạt, thời gian nghỉ ngơi thay đổi, rất hay bị táo bón. Nếu để lâu ngày sẽ thành mãn tính, có cách nào để phòng ngừa táo bọn khi phải đi lại nhiều?
- Nhiều bạn bị táo bón khá nặng khi bắt đầu chế độ ăn ít bột đường, nhiều chất béo tốt để chữa bệnh tiểu đường, giảm cân hoặc đơn giản là để có sức khỏe tốt hơn, nên làm gì trong trường hợp này?

Câu trả lời của tôi như sau: để chữa hoặc phòng ngừa táo bón, không nên dùng thuốc tây, sẽ có hại cho sức khỏe về lâu dài. Hiện nay, có rất nhiều cách và nhiều sản phẩm từ thảo dược có thể giúp chữa và phòng ngừa táo bọn rất hiệu quả. Tôi xin liệt kê các cách hiểu quả và khá đơn giản như sau:

1. Súc rửa hệ thống tiêu hóa bằng nước muối biển, kết hợp với súc rửa đại tràng bằng café.
Cách thực hiện phương pháp này như sau: mỗi tuần một lần (vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật), bạn thực hiện công thức súc rửa ruột bằng nước muối biển như tôi hướng dẫn trong quyển “Sức khỏe trong tay bạn”.
Các ngày còn lại trong tuần, mỗi ngày bạn súc rửa đại tràng bằng café, dùng túi súc ruột. Việc súc rửa đại tràng bằng café không chỉ giúp đại tràng luôn sạch sẽ, mà sẽ giúp bạn giải quyết dứt điểm bệnh táo bón. Bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày, nếu có quãng 30 phút rảnh.

2. Uống bột Amla (hoặc vitamin C bột, nếu ai sống ở nước ngoài): Vitamin C được coi là ông hoàng của các loại vitamin mà cơ thể chúng ta cần. Trong các loại trái cây, thì quả Amla (một loại dâu nguồn gốc Ấn độ - Indian Gooseberies), chứa nhiều Vitamin C nhất. Chỉ để so sánh, cứ 1 lạng bột Amla chứa quãng 600 – 1800 mg Vitamin C (acid Ascobic). Amla chứa lượng vitamin C cao gấp 20 lần so với cam:
(https://www.livestrong.com/…/402676-the-best-natural-sourc…/)

Ngoài tác dụng là một loại vitamin đặc biệt quan trọng với cơ thể con người, Vitamin C còn có tác dụng nhuận tràng rất cao, giúp ta giải quyết triệt để nỗi khổ sở của hiện tượng táo bón.

Nếu bị táo bón, hoặc đơn giản là hay có cảm giác nặng bụng do đi ngoài không hết phân, bạn nên uống bột Amla hàng ngày. Bắt đầu bằng 1 thìa café đầy, chia làm 2 lần, mỗi lần pha với 1 cốc nước ấm, uống lúc nào cũng được. Uống trước khi ăn 15 phút và trước khi đi ngủ, cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn. Nếu 1 thìa chưa đủ để bạn thấy thoải mái, bạn có thể tăng lên đến mức để mỗi ngày đi ngoài được ít nhất là một đến hai lần, phân bình thường chứ không bị lỏng. nếu phân hơi lỏng, bạn chỉ việc điều chỉnh bớt lượng bột đi. 
Vitamin C, nếu khi bạn uống nhiều, cơ thể không hấp thụ hết, nó sẽ được thải ra ngoài ngay, và báo hiệu cho ta bằng cách đi ra phân lỏng. 
Từ khi có dầu dừa và bột Amla, thì hai thứ đó trở thành vật “bất ly thân” của tôi ở mọi lúc mọi nơi, dù khi tôi lang thang trên các nẻo đường, hoặc ở nhà. Nhưng ngày có nhiều hoạt động, hoặc mệt mỏi, căng thẳng, tôi tăng lượng Amla lên đáng kể so với bình thường – vì cơ thể đòi hỏi chiều Vitamin C hơn rất nhiều, khi ta bị ốm hoặc căng thẳng.

3. Thải độc hàng tuần với khoáng sét và bột mã đề: nếu bạn lười uống nước muối để súc rửa ruột, lười luôn việc súc rửa đại tràng bằng café hàng ngày, mỗi tuần bạn nên dành 1 ngày để kết hợp uống khoáng sét (giúp hấp thụ chất bẩn qua thành ruột), mã đề (tác dụng như cái chổi quét sạch hệ tiêu hóa), kết hợp với uống bột Amla để cung cấp Vitamin C, nhằm đẩy nhanh các độc tố ra ngoài thoe đường phân.

4. Nhiều người chia sẻ: mỗi ngày uống 30 - 45 ml dầu dừa, thì chẳng còn lo gì cái căn bệnh táo bọn nữa.

Với trẻ con: nếu các cháu đã bắt đầu ăn dặm, bạn có thể pha bột Amla với nước ấm, lọc bỏ bã, cho các cháu uống. Uống thêm 3 - 5ml dầu dừa/ngày, tăng dần khi cớ thể các cháu đã quen. Lưu ý là chỉ bắt đầu với 1/8 thìa café gạt, nếu thấy các cháu tiêu chảy thì hạ bớt, vẫn tóa bón thì tăng thêm. Việc điều chỉnh liều lượng uống hàng ngày, chỉ có bạn mới có thể tự xác định được, căn cứ vào việc theo dõi phân.

http://thaihabooks.com/san-pham/suc-khoe-trong-tay-ban/