Tóm tắt từ link gốc: https://www.parents.com/…/why-are-so-many-kids-having-sca…/…
VÌ SAO RẤT NHIỀU TRẺ EM CÓ NHỮNG PHẢN ỨNG ĐÁNG SỢ ĐỐI VỚI KEM CHỐNG NẮNG?
Có lẽ, nhiều bậc cha mẹ vẫn thường nghĩ: kem chống nắng an toàn khi sử dụng cho trẻ em. Nhưng bức ảnh dưới đây có lẽ khiến tất cả chúng ta phải cân nhắc lại.
Thời gian gần đây, không ít bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại trên truyền thông rằng con họ bị bỏng từ nhẹ đến nghiêm trọng (đã có trường hợp ghi nhận trẻ em bị bỏng độ 3) sau khi sử dụng kem chống nắng dành cho trẻ em: Banana Boat Kids SPF 50.
Một người mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng lo ngại của đứa con 14 tháng tuổi với khuôn mặt bị phồng rộp và nhiều vết bỏng rát, cô khẳng định đây là phản ứng sau khi cho con sử dụng sản phẩm chống nắng trên. Cô đồng thời cũng lên tiếng cảnh báo rằng: “Hãy luôn cẩn thận với bất cứ loại kem chống nắng hóa học nào! Tôi đã nghiên cứu và nhận thấy, không hiếm trường hợp gặp phải những phản ứng thế này. Tôi cũng không hiểu tại sao, chúng vẫn được bày bán đầy ở trong các siêu thị, cửa hàng!!”.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các loại xịt chống nắng lên mặt vì làn da mỗi đứa trẻ lại có những phản ứng rất khác nhau đối với các loại hóa chất, đặc biệt, da mặt là vùng da nhạy cảm hơn cả, chưa kể, thành phần hóa học có thể đi vào mắt, mũi của trẻ. Theo Dr. Prete làm việc tại bệnh viện nhi Arnold Palmer ở Orlando, Mỹ, những trường hợp dị ứng ở trẻ em này rất có thể do phản ứng với oxybenzone – thành phần hóa học chiếm đến khoảng 65% trong các loại kem chống nắng trên thị trường. Bạn sợ làn da trẻ bị ánh nắng tác động, nhưng đôi khi lại không lường trước những phản ứng đáng lo ngại hơn khi sử dụng kem chống nắng. Rất khó có thể lưu ý đến tất cả phụ huynh vì mỗi đứa trẻ lại có những phản ứng khác nhau.
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng phụ không an toàn, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng các loại kem chống nắng quang phổ rộng giàu khoáng chất (broad-spectrum mineral-based sunscreens) phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu chọn loại SPF 50 trở lên, hãy chắc chắn ràng thành phần hoạt tính của chúng là zinc oxide và titanium dioxide (những kem chống nắng loại này thường để lại một lớp màu trắng nhạt và không thẩm thấu hết khi thoa lên da). Ngoài ra, nên cho trẻ đội nón rộng vàng khi đi nắng để bảo vệ đầu, tai và khuôn mặt khỏi việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên được tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng, kể cả trẻ lớn hơn cũng cần hạn chế.
Những loại kem chống nắng khoáng chất (mineral sunscreen) thường dễ bị trôi khi trẻ chơi dưới nước hoặc hoạt động nhiều, vì vậy phụ huynh cần thoa lại thường xuyên hơn. Muốn biết trẻ có bị dị ứng với kem chống nắng hay không, hãy thử thoa một lượng nhỏ lên da trẻ, sau đó thoa một vùng da nhỏ trên mặt trẻ vì đây là vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể.
"Với bản thân tôi và con gái: Từ 3 năm nay, tôi không bao giờ sử dụng kem chống nắng nữa. Thay vào đó, tôi dùng dầu dừa trực tiếp bôi lên da, kể cả khi đi dưới trời nắng gay gắt, hoặc bơi ngoài biển.
Trước đây, da con gái tôi có mụn nên bị nhờn. Bôi dầu dừa nguyên chất không hợp. Tôi tự làm kem chống nắng từ dầu dừa, nha đam và bột sắn dây, con dùng rất tốt"