Vốn là người tò mò và bướng bỉnh, trong cá tính của tôi có nhiều cái khá mâu thuẫn.
- Một mặt, tôi luôn tìm và đọc các thông tin mới nhất về những lĩnh vực mà mình thích – đặc biệt là nuôi dạy con cái và chữa bệnh bằng các phương pháp tự nhiên, nhưng tôi chưa bao giờ để mình trở thành tín đồ cho bất cứ trường phái nào.
- Mặt khác, tôi luôn tìm cách kiểm chứng bằng các nguồn thông tin khác nhau, kể cả cùng chiều và trái ngược – để tìm ra sự thật tương đối cho các trường hợp khác nhau trong cuộc sống
- Điều hấp dẫn nhất với tôi – nhiều người nhận xét là “liều lĩnh, thậm chí nguy hiểm” – là tôi luôn tìm mọi cơ hội để thử nghiệm các phương pháp mới, trên chính bản thân hoặc gia đình mình trước, chỉ để đo xem tác dụng của nó ra sao. Tất nhiên, với kinh nghiệm và logic khá tốt của mình, tôi chỉ thử khi đã xác định là “chẳng chết đâu mà sợ”.
Thật ra, trong cái rủi có cái may: tôi bị hầu hết các căn bệnh của thời hiện đại, nên cơ hội thử nghiệm để tự chữa bệnh không dùng thuốc cho bản thân khá phong phú, chưa kể đến chữa cho các thành viên trong gia đình, bạn bè, các em trong công ty, và gần đây là bạn trên FB.
Sau hơn 9 năm “hành nghề”, tôi rút ra mấy kết luận sau:
1. Trong việc chữa bệnh bằng các phương pháp thiên nhiên, chế độ ăn uống giữ vai trò rất quan trọng giúp ta đạt kết quả nhanh hơn, cũng như duy trì tình trạng sức khỏe lâu dài.
2. Nếu ai biết cách phối hợp giữa việc chọn một chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình, kết hợp với thải độc thường xuyên bằng những phương pháp phù hợp với tâm lý và sức khỏe bản thân – người đó sẽ luôn khỏe mạnh. Có rất nhiều phương pháp thải độc, cách này có thể hiệu quả hơn, cho kết quả nhanh hơn, còn cách khác tuy đỡ vật vã, nhưng cho kết quả chậm hơn…Vì vậy, lựa chọn thải độc cách nào, cũng là điều tự bản thân mỗi người nên tìm hiểu và ra quyết định.
3. Với bất cứ chế độ ăn nào, thì chủng loại thực phẩm là điều quan trọng nhất. Bạn chỉ nên sử dụng các chất béo tốt là dầu dừa, dầu olive extra virgin, ghee (chiết xuất từ bơ động vật), các loại thực phẩm tươi sống, và các loại gạo nguyên cám. Hãy loại bỏ ra ngoài chế độ ăn của gia đình bạn toàn bộ các loại dầu và thực phẩm chế biến sẵn theo dây chuyền công nghiệp, cũng như đồ ăn nhanh.
Trong bài này, tôi chỉ nói về các chế độ ăn và lợi ích cũng như tác hại, các tác dụng chữa bệnh, hoặc giúp ổn định sức khỏe lâu dài, cùng những điều cần lưu ý khi thực hiện những chế độ ăn đó.
Như mọi người đều biết: có mấy chế độ ăn cơ bản hay được nói tới như những thần dược (để chữa bệnh hoặc giảm cân) trong mấy thập kỷ qua:
1. Chế độ ăn thực dưỡng Oshawa: 50 – 60% là gạo lức (ăn với muối vừng), nhai rất kỹ cho miếng cơm chảy nước ra rồi mới nuốt. Rau (dưới dạng súp và luộc, hấp): 25 -30%. Các loại đậu hạt: 10%. Có thể ăn hoa quả, nhưng hầu như không được ăn dứa, đu đủ và xoài. Có thể ăn cá và đồ biển vài lần một tuần, nhưng hoàn toàn không được ăn thịt động vật.
http://doityourselfdietplans.com/macrobiotic-diet-plan/
Chế độ ăn này, với những người không ăn cá và đồ biển, chỉ nên thực hiện tối đa mỗi đợt 10 – 15 ngày. Ăn theo chế độ này lâu dài (đặc biệt là khi ăn chay) - sẽ dễ dẫn tới thiếu chất, gây suy dinh dưỡng. Theo một số luồng thông tin tôi tham khảo trên mạng, chế độ ăn này, nếu được thực hiện một cách hợp lý, với một số người, có tác dụng chữa bệnh hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Với bệnh nhân ung thư, chế độ ăn không có đạm động vật sẽ hỗ trợ cho việc diệt tế bào ung thư, nên có lẽ cũng là một phương án có thể lựa chọn. Cá nhân tôi đã từng có những thời gian dài ăn gần như chay, tuy không hẳn là thực dưỡng – thì nhận thấy sức khỏe có vẻ bị suy kiệt dần vì thiếu chất.
2. Chế độ ăn ít đường bột, nhiều đạm động vật: chế độ ăn này từng rất thịnh hành. Nhưng đây cũng là chế độ ăn gây nhiều nhầm lẫn, và chính vì vậy, từng gây tác hại cho giời trẻ Việt nam cách đây quãng chục năm. Xuất xứ của chế độ ăn này là ăn ít bột đường, nhiều đạm động vật, cá và hải sản. Trong đó, lời khuyên là phải ăn các loại động vật chứa nhiều mỡ. Khi về đến châu Á, nó biến thành chế độ ăn ít bột đường, ít chất béo, và đạm động vật cực kỳ cao (mỗi ngày một người có thể phải ăn tới 500 gr – 1 kg thịt. Các chế độ ăn bị “bóp méo” này, nếu thực hiện lâu dài, sẽ làm suy yếu hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, tiến tới suy gan, suy thận, gây những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Thực ra, chế độ ăn này, về bản chất, không phải là nhiều đạm động vật, mà phải là nhiều đạm và mỡ động vật.
https://www.jamieoliver.com/…/understanding-low-carb-high-…/
Trong những năm 70 – 90, Dr. Atkins đã áp dụng chế độ ăn ít bột đường, nhiều đạm và mỡ động vật để chữa bệnh thành công cho quãng 70,000 bệnh nhân, trong đó thành công nhất là với những bệnh nhân bị các bệnh về thần kinh và tiểu đường.
Những năm gần đây, từ khi các tác dụng tích cực của dầu dừa đối với sức khỏe được phát hiện ra, thế hệ sau của Dr Atkins, như Dr. Fife đã đưa ra chế độ ăn ít bột đường, nhiều chất béo tốt với lượng đạm vừa phải.
3. Chế độ ăn ít bột đường, nhiều chất béo tốt (từ dầu dừa và dầu olive extra virgin), với lượng đạm vừa phải.
Đây chính là chế độ ăn thời gian qua tôi sử dụng để giúp nhiều người kiểm soát tốt đường huyết chỉ vài ngày từ khi bắt đầu. Nó cũng là chế độ ăn giúp giảm cân nhanh mà không làm hại sức khỏe, với mức giảm trung bình 3 -4 kg/tuần. Có mấy điều lưu ý đối với những người bắt đầu ăn theo chế độ này:
3.1. Với những người có mục đích giảm cân: chỉ nên ăn ở chế độ lowcarb nghiêm ngặt (20 – 50 gr carb/ngày) tối đa quãng một đến hai tháng. Khi đã đạt được mức cân vừa ý nhất, nên chuyển sang ăn chế độ ăn ít nghiêm ngặt hơn với lượng carb quãng 100gr/ngày, hoặc nếu muốn giữ cân tốt hơn, thì theo chế độ carb xoay chiều (carb cycling), hoặc ăn và nhịn xen kẽ: 5:2 hoặc 6:1 – tôi sẽ giới thiệu trong bài sau.
3.2. Với những người bị tiểu đường: để có tác dụng nhanh và ổn định, việc kết hợp chế độ ăn này với dầu dừa (uống hoặc pha với sữa chua không đường 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần tối đa 50ml sữa chua và 2 thìa canh dầu dừa (30ml) là bắt buộc. Với những người bị tiểu đường chưa lâu, mức đường huyết khi không uống thuốc dưới 10 – 12, hầu hết chỉ cần 3 – 5 ngày để đưa mức đường huyết về bình thường, và không cần dùng thuốc nữa. Tất nhiên, thời gian lâu hay nhanh phụ thuộc vào thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe từng người. Với những ai bị tiểu đường đã 30 – 40 năm, đường huyết khi không uống thuốc ở mức trên 12, thậm chí lên trên 20 - 25, sẽ có thể cần quãng hai đến ba tuần để hạ về mức quanh quẩn 10, sau đó cần thêm vài tuần nữa mới có thể về được mức bình thường. Vì vậy, đo đường huyết hàng ngày để kết hợp giảm dần lượng thuốc là điều tiên quyết đối với những ai bắt đầu theo phương pháp này.
4. Chế độ ăn điều hòa ổn định: nếu bạn không có nhu cầu giảm cân, không bị bệnh gì cần chữa, thì một chế độ ăn đủ chất với mức dinh dưỡng hợp lý càng đa dạng các loại thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn, sẽ càng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể định mức quãng 10 – 25% lượng calories từ gạo lức và hoa quả, 40 – 60% từ chất béo tốt, 10 – 20% từ đạm động vật và cá, ăn rau củ nhiều, còn lại là từ các nguồn bổ sung sữa chua, trứng gà, các loại đậu và hạt…Nếu có thể, bạn nên thực hiện các chế độ ăn khác nhau trên (số 1 và 3), xen kẽ với chế độ ăn quen thuộc hàng ngày để hưởng cái lợi từ tất cả. Ví dụ: mỗi quý ăn một tuần thực dưỡng Oshawa, một đến hai tuần ít đường bột nhiều chất béo tốt, hoặc ăn theo kiểu carb xoay chuyển một vài tuần…