CHẤT BÉO BÃO HÒA

05/09/2018 Nguồn: https://www.facebook.com/bichha.tran.94/posts/2058082907549438?__tn__=K-R

 

Xin chia sẻ lại bài dịch của tôi từ năm ngoái về tác dụng của chất béo bão hòa đối với sức khỏe, dựa trên nghiên cứu kéo dài 7 năm với 135.000 người tại 18 quốc gia, có các kết luận rất rõ ràng.

Không biết bà giáo sư Havard dựa trên nghiên cứu nào để tuyên bố dầu dừa là "chất độc"? Chẳng có gì mới mẻ, vì từ những năm 60, FDA đã bị vận động để ra khuyến cáo là ăn chất béo bão hòa gây bệnh tim mạch, còn các loại dầu sản xuất theo dây chuyền công nghiệp tốt cho tim mạch?

ĐỪNG TIN VÀO CHẾ ĐỘ ĂN ÍT CHẤT BÉO - NẾU KHÔNG MUỐN CHẾT SỚM

Do Nguyen Ba Dung lược dịch từ các links tham khảo: http://www.thelancet.com/…/PIIS0140-6736(17)32252-3/fulltext
https://mobile.nytimes.com/…/study-finds-lowfat-diet-wont-s…

415 Triệu đô la Mỹ - một ngân sách khủng dành cho nghiên cứu về chất béo và kết quả làm hết thảy mọi người phải ngạc nhiên và giật mình khi lâu nay quan niệm rất sai lầm về chất béo. 
Số tiền dùng cho nghiên cứu ròng rã suốt 8 năm với trên 49.000 phụ nữ từ 50 – 79 tuổi, kết luận: “Chế độ ăn ít béo chẳng có ích gì với bệnh ung thư hay tim mạch”. Ngược lại, cắt giảm chất béo bão hòa, tăng thực phẩm giàu đường bột là một khuyến cáo sai lầm nghiêm trọng, bắt đầu từ chính phủ Mỹ, làm tăng nguy cơ tim mạch, béo phì, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác. Dù tiêu thụ lượng calo tương đương nhau nhưng người ăn nhiều đường bột có tỉ lệ bị các bệnh mãn tính hành hạ cao hơn nhiều. Những người tiêu thụ đường bột nhiều hơn 60% tổng năng lượng thường có tuổi thọ ngắn hơn những người bổ sung thêm chất béo tốt vào thực đơn hàng ngày. 
Hay như The Lancet - một tuần san y khoa lâu đời có uy tín nhất thế giới với tòa soạn ở London, New York, và Bắc Kinh. Tờ tuần san này đã công bố nghiên cứu của trường đại học Mc Master (Canada), thực hiện trong 7 năm với hơn 135.000 người lớn, đã kết luận rằng: những ai loại bỏ chất béo ra khỏi chế độ ăn thường có tuổi thọ thấp hơn những người ăn đủ chất béo tốt. Yêu thích các món ăn giàu tinh bột như mì Ý, bánh mỳ, cơm, chất ngọt - có xu hướng làm ta bị thiếu hụt dinh dưỡng, và tỉ lệ tử vong sớm do bệnh tật của họ cao hơn đến 28%, so với những người ăn đủ chất béo. 
Đây quả là những nghiên cứu mang tính cách mạng, đánh bại niềm tin dinh dưỡng trước đây - là ăn chế độ ăn ít chất béo – nhiều tinh bột tốt cho sức khỏe? Các nhà nghiên cứu hàng đầu hiện nay cho rằng chế độ ăn ít chất béo thường được khuyến cáo trên các phương tiện truyền thông, được nền y học hiện đại chính thức khuyên bảo, lại chưa từng được kiểm chứng trong bất cứ nghiên cứu quy mô nào?

Chất béo bão hòa (có trong dầu dừa, mỡ động vật ….) rất quan trọng với sức khỏe con người, vì các lý do sau:
- Màng tế bào được cấu tạo bởi ít nhất 50% chất béo bão hòa, nó cần thiết cho sự vững chắc và toàn vẹn của tế bào. Nếu tế bào không đủ acid béo bão hoà, chúng trở nên mềm và dễ vỡ, dẫn đến suy thoái và trục trặc.Từng tế bào trong mỗi cơ quan cần chất béo bão hòa : não, gan, thận, phổi, tim, v.v.

- Não bộ đặc biệt quan trọng vì nó được cấu thành bởi 60% chất béo, trong đó có nhiều chất béo bão hòa. Thiếu chất béo sẽ gây vấn đề nghiêm trọng đến trí óc, thần kinh …

- Xương cần chất béo bão hòa để phát triển đúng mức và phòng ngừa bệnh loãng xương. Nhiều người ăn thức ăn ít chất béo (low-fat diets), và đặc biệt ít chất béo bão hòa (low-saturated-fat diets), và uống một lượng lớn chất bổ sung calcium, tuy nhiên vẫn bị loãng xương. Để calcium hữu hiệu hấp thụ vào xương, ít nhất 50% chất béo trong thức ăn là chất béo bão hòa.

- Hệ miễn nhiễm cần chất béo bão hòa để nuôi dưỡng và giúp duy trì sức khỏe. Hệ miễn nhiễm tiêu diệt nhiễm trùng và giúp chúng ta an toàn tránh bị ung thư.

- Chất béo bão hòa bảo vệ gan khỏi ảnh hưởng của độc tố do rượu, thuốc, và những độc tố khác.

- Nói chung, dù các nhà khoa học chưa thể khẳng định rằng chế độ ăn nào là tối ưu nhưng rõ ràng, chế độ ăn ít béo chẳng có ích lợi gì với việc ngăn chặn ung thư, tim mạch, thậm chí còn có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, gây giảm tuổi thọ.

TÁC DỤNG CỦA CHẤT BÉO BÃO HÒA VỚI SỨC KHỎE

Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà khoa học và chính phủ Mỹ làm điên đảo thế giới với những lời khuyến cáo về tác hại của chất béo nói chung đối với sức khỏe con người, đặc biệt là chất béo bão hòa.
Để rồi mới đây, vào tháng 8/2017, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Barcelona vừa công bố nghiên cứu của trường đại học McMaster (Canada) trên 135,000 người tại 18 quốc gia đã có kết luận rõ ràng là:
1. Chế độ ăn ít hoặc nhiều chất béo không có ảnh hưởng đáng kể đối với tim mạch
2. Chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất bột dẫn tới tỉ lệ tử vong cao hơn gần 30% so với chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất bột 
3. Chất béo bão hòa có tỉ lệ nghịch với bệnh đột quỵ.

Sau đây là bài dịch về một trong những tác dụng của chất béo bão hòa với cơ quan quan trọng của cơ thể là thận.

CHẤT BÉO BÃO HÒA VÀ THẬN
https://www.westonaprice.org/…/saturated-fats-and-the-kidn…/


Một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể là thận. Thận có chức năng duy trì thể tích máu cũng như điều chỉnh thành phần hóa học trong máu; lọc và bài tiết hoặc giữ lại các chất chuyển hóa đa dạng; duy trì huyết áp. Huyết áp cao được biết là hậu quả của việc suy yếu chức năng thận. Một nghiên cứu được thực hiện vài năm trước đã chỉ ra rằng cả chất béo bão hòa và cholesterol đều đóng những vai trò quan trọng đối với chức năng thận, không thua kém gì các acid béo omega-3. 
Thận cần những chất béo ổn định làm nguồn năng lượng để hoạt động. Chúng ta biết rằng chất béo ở thận thường tập trung nhiều acid béo bão hòa hơn bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Những acid béo này là acid myristic và acid palmitic, acid stearic. Khi chúng ta tiêu thụ nhiều loại acid béo không bão hòa đa ở lượng lớn, chúng không liên kết được với các mô thận, vì hàm lượng chất béo bão hòa ở thận không thay đổi. Có một loài chuột nhắt dễ mắc đột quị và huyết áp cao được dung để đánh giá ảnh hưởng của các loại lipid khác nhau như sterol thực vật hoặc cholesterol và các acid béo như omega-3 và omega-6 đối với chức năng thận. Những con vật này rất nhạt cảm với các tác động của cholesterol và sự thiếu hụt cholesterol khiến màng tế bào trở nên mỏng manh hơn. Khi sterol thực vật được tìm thấy trong dầu thực vật được dung thay thế cho cholesterol trong khẩu phần ăn, chúng bị rút ngắn tuổi thọ. Ngoài ra, những con chuột này được báo cáo cần tiêu thụ một tỉ lệ omega-3 và omega-6 trong các phospholipids thận. Một báo cáo chuyên sâu hơn cho rằng khi chúng được cho ăn một lượng acid omega-6 cao mà không có các acid omega-3 có thể gây ra các tổn thương thận, và chúng sống lâu hơn khi được ăn các acid béo omeg-3 có trong dầu cá, dầu hạt lanh. 
Acid béo omega-3 được coi là rất quan trọng với cơ thể và việc chuyển đổi từ acid béo omega-3 trong dầu hạt lanh (alpha-linolenic) sang acid béo omega-3 trong dầu cá (EPA và DHA) rất hữu ích đối với chế độ ăn chứa chất béo bão hòa như dầu dừa. Sự chuyển đổi này bị cản trở khi có một lượng acid omega-6 lớn trong chế độ ăn. Tổn thương thận từ chức năng miễn ( IgA nephropathy) phản ứng với chất béo omega-3 (cả omega-3 trong dầu cá và dầu hạt lanh). Như đã lưu ý, những chất béo bão hòa, đặc biệt là dầu dừa, có khả năng cải thiện việc tiêu thụ acid béo omega-3.
Một lý do nữa để cho rằng dầu dừa tốt với chức năng thận là vì chúng cung cấp acid mytistic – một acid béo bão hòa. Acid myristic báo tín hiệu từ các thụ thể màng tế bào thông qua protein G. Những protein này yêu cầu các lipid tương tự như acid myristic được thêm vào một đầu của protein, quá trình này được gọi là myristolatio. 


Do đó, những chất béo mà chúng tôi khuyến khích sử dụng để trở nên khỏe mạnh hơn, là những chất béo bão hòa từ động vật, dầu thực vật nhiệt đới cũng như bổ sung dầu hạt lanh, cũng đặc biệt tốt đối với chức năng thận. Cần tránh những thực phẩm chứa hàm lượng cao omega-6 và acid béo dạng trans.