Từ xưa tới nay, quan niệm thế nào là chế độ ăn tốt thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc “cách mạng khoa học kỹ thuật”.
Hồi xa xưa, khi gần như cả thế giới còn đói nghèo, có đủ đồ ăn để cho vào miệng, giúp cái bụng không “nhảy múa” suốt ngày – là may mắn lắm rồi. Có thực mới vực được đạo – phải đủ ăn, thì mới dám nghĩ đến ăn ngon, và tiếp theo là ăn sao cho tốt với sức khỏe.
Vì vậy, kể cả ở tây, tàu, Nhật bản hay Việt nam, thì các cụ ta xưa “có gì ăn nấy” – và chủ yếu là các đồ ăn được trồng và nuôi tại chỗ. Chưa có máy bay máy bò, chưa có tủ lạnh, làm sao mà chuyển các đồ ăn tươi sống đi “vượt biên” được? Nó thối hết ra chứ còn à? Hồi đó, nhờ công nghệ chưa phát triển, nên cũng đâu có ai “nằm mơ” về thức ăn chế biến sẵn. Cũng chưa có các loại hóa chất nhiều để mà phun xịt cây trồng, hoặc tẩm ướp vào đồ ăn.