Chế Độ Ăn Uống

Bài Viết - Trang 5

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ GIÚP TÔI LUÔN KHỎE MẠNH

Nói chuyện với nhiều cô bạn, tôi chợt nhận ra một điều: hình như nhiều người nghĩ rằng chỉ cần thải độc đều đặn là sự đảm bảo chắc chắn cho sức khỏe. Cái việc phải ăn kiêng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người, dường như trở thành điều bắt buộc trong cuộc sống? 
Nếu chỉ thải độc, mà không ăn uống đầy đủ và hợp lý, cũng không thể khỏe mạnh được. Thậm chí, bạn có thể kiệt sức, suy dinh dưỡng nếu thải độc quá nhiều, lại ăn uống kiêng cữ không đúng cách.

SAU ĂN TỐI TÔI LÀM GÌ?

Hai mẹ con ăn tối với món mì cà ri. ăn xong, mẹ trộn dầu dừa với yogurt không đuờng làm món tráng miệng. Nói thật lòng, thì ăn yogurt không trộn gì vẫn ngon hơn, nhưng trộn dầu dừa ăn cũng OK, đỡ phải chịu cảnh nhắm mắt nhắm mũi tu mấy thìa dầu. 
Sau đó, mẹ hí hoáy pha món Latte đặc biệt từ công thức kháng sinh tự nhiên 2.

NHỮNG LỜI KHUYÊN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT HÀNG NGÀY CHO NHÓM THẢI ĐỘC

1. Ăn uống: các thức ăn tốt cho sức khỏe:
1.1. Rau: các loại rau củ sống trộn salad hoặc nộm (gỏi). Để ăn ngon, salad nên trộn dầu olive extra virgin và dấm đen. Gỏi hoặc nộm trộn dầu dừa ngâm tỏi (hoặc phi hành, tỏi) và kháng sinh tự nhiên. Nên ăn ít nhất một ngày 2 lần (bữa trưa và tối), với món này. Ai bị tiểu đường không nên ăn nhiều cà rốt, củ dền. Tất cả các loại salad đều có thể trộn với các loại hạt (hạt bí, hương dương, hạt dưa. Có thể trộn thêm trái cây như: táo, nho, bưởi, cam, dứa. Salad các loại củ nên rắc thêm thảo dược khô, ăn sẽ ngon hơn. Có thể làm salad cơm gạo lức từ những thức ăn thừa hàng ngày, bảo quản ngăn đá, mỗi tuần “dọn tủ” một lần.
1.2. Trái cây: ăn vừa phải, ai bị tiểu đường nên ăn rất ít các loại trái cây ngọt như: dưa hấu, chuối, mít, sầu riêng… Mỗi ngày ăn trái cây 1-2 lần, ưu tiên ăn các loại như: bơ, bưởi, thanh long, ổi.
1.3. Chất bột: nên ăn các loại sau: gạo lức trộn các loại đậu hạt, yến mạch, bo bo, Nếu ăn bánh mì, chỉ nên ăn các loại bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám, không ăn bánh mì trắng. Ngoài ra, ngô nội (ngô nếp hoặc tẻ của Việt nam, không phải ngô Mỹ), khoai lang và các loại khoai khác cũng rất tốt. Nên dùng các loại đậu hạt tự nấu sữa uống, không nên uống sữa bò. 

ĂN GÌ ĐỂ GIÚP CƠ THỂ LUÔN KHỎE MẠNH?

Đã từ lâu, tôi luôn ý thức một điều: “Khỏe hay không – phụ thuộc chính vào việc ta đưa những gì vào mồm, và đưa thế nào?”. 
Thật vậy, chế độ ăn uống là yếu tố quyết định gần như hoàn toàn sức khỏe của bạn. Nhưng ăn thế nào cho đúng, là đề tài gây tranh cãi đến hàng gần thế kỷ nay. Tổ tiên ta xưa (ấy là tôi nói về nguồn gốc con người, chứ không chỉ những ai sống trên dải đất hình chữ S này), thường là thiên nhiên sinh ra gì thì ăn nấy. Ở trời tây, khí hậu lạnh, việc trồng cấy và bảo quản đồ ăn khó khăn vào mùa hè – thì mùa đông họ ăn chủ yếu là thịt, mỡ, bánh mì (chứ cái thời chưa có tủ lạnh – rau của quả làm sao giữ được lâu thế? Còn ở các xứ nhiệt đới, khí hậu ôn hòa quanh năm – trồng cấy quanh năm – nên rau của quả, gạo trở thành thực phẩm chính cho nhiều thế hệ. Vài trăm, thậm chí chỉ 100 năm trước, làm sao mà các cụ nằm mơ được cái sự “di chuyển” đồ ăn từ châu lục này sang châu lục khác? Vì vậy, trải qua hàng ngàn năm, cơ thể con người ở mỗi nơi trở nên quen thuộc với một số loại đồ ăn nhất: hồi đó, tây mà ăn như ta thì họ không chịu được. Còn ta mà ăn như tây thì hệ tiêu hóa “đình công” là cái chắc. 
Ấy vậy mà hồi đó những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch, tiểu đường chỉ là hiện tượng hiếm hoi. 

CÁCH LÀM MÓN SALAD CƠM GẠO LÚC TRỘN CÁC LOẠI CỦ

Có một bạn hỏi cách làm món salad cơm gạo lức trộn các loại củ. Cách làm như sau mọi người nhé. Món này ăn rất ngon, tôi đã làm cho nhiều người ăn, ai cũng khen, và bữa nào cũng hết sạch.

Nguyên liệu:
1. Cơm nấu bằng gạo lức
2. Cà rốt
3. Xu hào
4. Củ cải
5. Dưa chuột (dưa leo)
6. Súp lơ (xanh và trắng): hấp sơ
7. Đậu que (đâu cô ve): hấp sơ
8. Một trong các loại trái cây: táo, dứa hoặc nho
9. Các loại hạt sống như hạt bí, hạt hướng dương… (nếu có)
10. Cá hộp ngâm muối hoặc ngâm dầu
11. Dầu olive extra virgin
12. Dấm đen
13. Muối biển.

KHOA HỌC VÀ NHỮNG SAI LẦM TAI HẠI

 

Trong vài ngày tới, quyển sách của Tiến sĩ Paul A. Offit sẽ được bán rộng rãi, và có thể làm rúng động những gì mà chúng ta vẫn tin tưởng vào các nghiên cứu và kết luận của khoa học hiện đại về sức khỏe con người. Cuốn sách có tên: “Bảy sai lầm của khoa học - Seven Stories of Science Went Wrong"
Điều gì xảy ra khi các nghiên cứu khoa học đi sai hướng, đưa ra các kết luận để áp dụng dài hạn, dựa trên những nghiên cứu cục bộ ngắn hạn, rồi trở thành nguyên tắc của cuộc sống. Ai đọc được tiếng Anh nên mua ngay quyển sách này.

CÁCH LÀM MỘT SỐ MÓN ĂN NGON VÀ TỐT CHO SỨC KHỎE

Sau bài viết về chế độ ăn uống giúp ta luôn khỏe mạnh, nhiều bạn hỏi về cách làm các món ăn. Tôi xin chia sẻ tiếp cách chế biến 1 số món ăn nhé:
1. Nấu gạo lức trộn với đậu (thường thì mỗi bữa tôi trộn 1 loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…- tóm là các loại đậu hạt). Đậu hạt, sau khi rửa sạch, nếu ngâm được khoảng 20 -22 tiếng là tốt nhất, vì lúc đó hạt đậu bắt đầu nảy mầm, cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn. Còn gạo lức, tôi cũng ngâm quãng 4 – 8 tiếng. Sau đó trộn 2 loại vào với nhau, nấu như nấu cơm bình thường bằng nồi cơm điện. Cơm trộn với đậu phải cho vừa nước, chứ nếu hơi nhiều nước một chút là nó nhão nhoẹt ra, khó ăn lắm đấy. Nấu gạo lức trộn đậu xanh ăn rất ngon. 
2. Làm sữa từ các loại đậu: cân quãng 10 gr đậu là đủ nấu 1 cốc sữa (1 người uống). Bạn cũng ngâm đậu như trên, sau đó cho nước vừa ngập đậu và nấu đến khi đậu mềm. Nhắc ra, cho thêm nước sôi để nguội, sau đó dùng máy xay sinh tố xay thật kỹ (nhớ dùng máy xáy bằng thủy tinh, vì máy nhựa mà xay lúc đậu còn nóng thì không tốt). Có thể cho vào sữa một ít mật ong hoặc maple sirop, uống ngon hơn. Tôi thường hay ngâm đậu từ trưa hoặc tối hôm trước, sáng hôm sau dậy nấu mất quãng 15 – 20 phút. 
3. Với các loại hạt: hạt bí, hướng dương, maca, hạt dưa, hạt almond, vừng đen hoặc trắng… thì ăn sống là tốt nhất. Chỉ có duy nhất 2 loại hạt không bao giờ được ăn sống, vì chúng chứa nhiều nấm – là hạt điều và hạt lạc. Với 2 loại này, phải ăn chín.