Trái Cây Có Thực Sự Lành Mạnh?

TRÁI CÂY CÓ THỰC SỰ LÀNH MẠNH?


 

Ai cũng quan niệm, trái cây tươi là món ăn nhẹ hoàn hảo, ngon miệng, giàu dinh dưỡng nhất mà đất Mẹ ban tặng, thế nên trái cây gần như luôn có mặt sau bữa ăn. Thế nhưng, đã ai tự hỏi tại sao gần như bỏ hoàn toàn trái cây khi ăn theo chế độ ít đường bột để giảm cân chưa?

Trái cây thường được “sánh ngang” với các loại rau củ về mặt dinh dưỡng, nhưng hãy nhìn lượng carb trong 100g các loại trái cây thông dụng ở trong hình, chúng ta tự suy đoán và ra kết luận

Trái cây chứa loại đường fructose, nó chỉ có thể được chuyển hóa qua gan, trở thành chất béo. Dân “bụng bia” thì đa phần do gan nhiễm mỡ bởi bia, rượu. Nhưng tiêu thụ nhiều đường fructose từ trái cây, bạn cũng dễ bị “bụng bia” bởi fructose chỉ chuyển hóa bởi gan, khi bị dư thừa, gan sẽ tích trữ fructose lại, sinh ra mỡ thừa vùng eo – bụng,

Buồn thay, ai người ăn kiêng kham khổ, chỉ ăn trái cây và tin rằng mình đang “giảm cân” lành mạnh, hóa ra chẳng phải. Thế mà lâu nay, cứ bị các chiêu marketing như “trái cây tinh chế không thêm đường”, “100% nước ép trái cây” dắt mũi, khiến chúng ta tin trái cây thật sự lành mạnh.

Hãy tìm hiểu bản chất của trái cây và làm sáng tỏ:

1. Trái cây và rau củ có thành phần dinh dưỡng không hẳn tương đương nhau? Các loại trái cây có nhiều đường, nước ép trái cây, trái cây sấy khô hoặc nước ngọt có hương vị trái cây đều không thể sánh ngang với rau củ.

2. Trẻ em có thể ăn bao nhiêu trái cây tùy thích, thay vì ăn rau củ?: trẻ ăn trái cây thường dễ hơn so với ăn các loại rau củ. Nhưng như phần trên, nên chú ý các loại trái chứa nhiều đường: xoài, dứa,… cũng như tần suất, số lượng để không tiêu thụ quá nhiều dễ gây béo phì.

3. Trái cây khô an toàn và không chứa đường? Dù các nhà sản xuất không thêm đường vào trái cây sấy khô nhưng lượng đường có sẵn trong trái cây vẫn ở đó, vẫn tác động đến insulin trong cơ thể như thường, tương tự các loại đường khác khi vào cơ thể.

4. Trái cây có hàm lượng dinh dưỡng siêu cao? Với hàm lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng trong trái cây không bù đắp được tác dụng xấu của lượng đường cao do chúng mang lại. Trái cây giàu vitamin C, nhưng các loại rau củ ít đường khác cũng chẳng chả thua kém.

5. Nước trái cây, sinh tố trái cây là loại nước uống tăng lực tuyệt vời? Cũng không hẳn đúng. Lượng đường trong một ly sinh tố trái cây có khi còn cao hơn một lon nước ngọt có gas. Nếu ai thích uống sinh tố, đơn giản xay/ép rau củ và thêm một ít sữa dừa để tăng hương vị.

6. Chuối là nguồn năng lượng tốt cho ai tập gym? Nhưng hãy nhìn lại các thông tin dinh dưỡng. Hết hồn không chưa kể khi xếp cạnh các loại khác để so sánh?
- 1 quả chuối nhỏ: có đến 24g carb (21,4 net carb) nhưng chỉ có 1,2g protetin, 9mg vitamin C và 379mg potassium.
- 1 chén súp lơ xanh: có 6g carb (3,6g net carb), 2,6g protein, 81mg vitamin C, 287mg potassium.
- 1 trái cà chua chỉ có 4,8g carb (3,3g net carb) nhưng có đến 1,1g protein, 16,8mg vitamin C và 291mg potassium.

Nhưng cũng không nên loại bỏ hẳn trái cây

Ngoài nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe, trái cây chứa hàm lượng chất xơ phong phú, giúp no lâu hơn, tiêu hóa tốt hơn. Trái cây họ dâu (mâm xôi, dâu tây, việt quất,…) còn hỗ trợ cải thiện huyết áp, chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa là 100g carb nếu không muốn bị tăng cân hay gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Hãy:

1. Ưu tiên các loại trái cây họ dâu (việt quất, mâm xôi, dâu tây), kiwi, quýt, mận, đào, táo nhỏ - những trái cây này đều giàu dinh dưỡng và hàm lượng đường chấp nhận được.

2. Ăn trái cây vừa phải, tăng ăn rau củ, đặc biệt là rau lá xanh.

3. Nếu phải giảm ăn tinh bột, hãy loại bỏ ngũ cốc, gạo ra đầu tiên, sau đó dần dần giảm ăn trái cây để tạm biệt các vùng mỡ béo phì

Tham khảo: https://www.shape.com/…/ask-diet-doctor-fruit-really-free-d…
https://www.ditchthecarbs.com/carbs-in-fruit/