Có Những Cách Nào Để Làm Dầu Dừa Tại Nhà?

CÓ NHỮNG CÁCH NÀO ĐỂ LÀM DẦU DỪA TẠI NHÀ?


Với hơn 50 công dụng trong ẩm thực, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, dầu dừa đã từ lâu được coi là “thần dược” phù hợp với mọi đối tượng. Sử dụng dầu dừa đã trở nên phổ biến cho mỗi cá nhân và gia đình. Vậy làm dầu dừa tại nhà có khó không? Có những cách nào để làm dầu dừa tại nhà?
 
Làm dầu dừa tại nhà có khó không ❓
Dầu dừa làm tại nhà không khó tuy nhiên bạn sẽ mất khá nhiều thời gian, từ khâu chọn lựa dừa đến hoàn thiện. Đặc biệt khâu tìm kiếm chọn loại dừa rất quan trọng bởi không phải trái dừa nào cũng phù hợp để làm dầu dừa. Kế đến là khâu tiệt trùng và làm sạch dụng cụ bởi nếu bụi bẩn hay nước lọt vào thì thành phẩm dễ nhiễm bẩn và làm giảm chất lượng.
 
Có những cách nào để làm dầu dừa tại nhà ❓
Hiện có 4 cách làm dầu dừa thủ công phổ biến là làm bằng phương pháp nóng (chưng cất nhiệt), phương pháp lạnh, phương pháp ép lạnh và phương pháp lên men.
💛 Phương pháp nóng:
Được chế biến qua các bước cơ bản sau :
– Dừa khô bào nhỏ, ngâm nước nóng vắt lấy nước cốt
– Nấu nước cốt dừa trên lửa cho đến khi tinh dầu dừa được tách riêng và nổi lên bề mặt
– Thu lấy dầu dừa.
• Ưu điểm: – Thành phẩm có mùi thơm ngọt như kẹo. – Dễ làm nhất.
• Nhược điểm: – Do đun lâu, nhiệt độ cao làm hao hụt dưỡng chất trong tinh dầu. – Tiêu hao, không tiết kiệm nhiên liệu, dễ cháy khét nếu quá lửa. – Do còn lượng hơi nước nên thời hạn bảo quản ngắn và dễ hư hỏng do đường trong dầu dễ lên men làm dầu có mùi chua. – Chưa tách đường nước nên không dùng cho bệnh nhân tiểu đường, hiệu quả kém khi dưỡng da và tóc.
 
💙 Phương pháp lạnh: Cách sơ chế tương tự như phương pháp nóng, đến bước thực hiện thay vì đun nóng thì nước cốt dừa vắt ra ra để vào lọ thủy tinh trong 1 ngày. Lớp nước dừa và dầu sẽ được tách ra và có 1 lớp váng đông lại trên bề mặt sau 1 ngày. Dùng muỗng gạt lớp váng và chiết xuất lớp dầu dừa ở bên dưới vào lọ thủy tinh.
• Ưu điểm: – Dễ làm.
• Nhược điểm: – Hàm lượng dầu tương đối thấp. – Thời gian bảo quản không dài.
 
💛 Phương pháp ép lạnh thủ công: Sử dụng máy ép trái cây để ép phần cùi dừa để được tinh chất dầu dừa. Sau đó lọc chắt như phương pháp lạnh.
• Ưu điểm: Mùi thơm tự nhiên – Tiết kiệm nhiên liệu – Đỡ mất thời gian và công sức – Giữ được dưỡng chất trong dầu dừa vì không chịu tác động nhiệt.
• Nhược điểm: Vì làm máy ép bình thường không phải loại chuyên biệt nên tinh dầu không tiết ra hết, hao phí nguyên liệu. – Quá trình làm mất thời gian.
 
💙 Phương pháp lên men tự nhiên từ nước cốt dừa tươi (lên men tách lạnh): Nước cốt dừa tươi được ủ ấm cho tách dầu rồi để trong nhiệt độ phù hợp trong 1 tuần cho nước và mùi bốc hơi hết.
• Ưu điểm: – Dễ làm, ít tốn kém. – Giữ được nguyên vẹn 100% dưỡng chất trong dầu dừa vì không chịu tác động của nhiệt và lực. – Mùi thơm nhẹ, chất lượng tinh khiết.
• Nhược điểm: – Quá trình lên men tốn thời gian nên ít được lựa chọn nếu không kiên nhẫn. – Chất lượng thành phẩm dễ bị tác động bởi chất lượng vệ sinh và nhiệt độ.
 
Trên đây là sự so sánh cơ bản về phương pháp làm dầu dừa tại nhà. Qua những khác biệt giữa 4 cách làm, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra dầu dừa lên men giữ được lượng dưỡng chất cao hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, mùi thơm tự nhiên và màu trắng trong tinh khiết, đồng thời chi phí lại rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên vì là làm thủ công và quy trình làm không khép kín nên chưa thực sự tạo ra thành phẩm chất lượng tốt nhất do dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện vệ sinh và môi trường.
 
➡️ Vì vậy để tiết kiệm thời gian và công sức, cũng như nhận được giá trị thành phẩm cao nhất, tốt nhất bạn hãy chọn sản phẩm dầu dừa lên men chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe bên trong và bên ngoài.
 
------------------------------------------------
Đặt hàng dầu dừa tinh khiết tươi lạnh tại: https://bit.ly/38bwgdj

Sản Phẩm Có Thể Bạn Quan Tâm