GIẤM DỪA - “CHIẾN BINH” NGOẠI HẠNG TRONG CUỘC CHIẾN ĐẨY LÙI GIẤM BẨN
Từ Phương Đông đến Phương Tây, giấm luôn là một loại gia vị quan trọng hàng đầu trong căn bếp mọi gia đình từ biết bao nhiêu thế kỷ. Nếu như nước Ý tự hào với loại giấm “vua” Balsamic làm từ nho luôn có trên bàn ăn của giới quý tộc, thì ở Việt Nam bao đời nay các bà các mẹ cũng đã luôn có những công thức làm giấm nuôi từ gạo hay trái cây để phục vụ cho bữa ăn gia đình. Giấm dừa cũng là một trong những niềm tự hào của ẩm thực Việt nhưng vẫn ít người biết tới.
Giấm dừa có 2 loại: 1 loại làm từ mật (sap) của hoa dừa lên men 8-12 tháng trước khi trở thành giấm; loại thứ hai làm từ nguyên liệu chính từ nước dừa tươi. Và để nói về mức độ tốt cho sức khỏe, giấm dừa quả thật là đối thủ nặng ký một 9 một 10 so với giấm táo với rất nhiều lợi ích dễ thấy.
Chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa
Giấm dừa dồi dào chất dinh dưỡng, có nhiều vitamin C, choline, các vitamin B, sắt, đồng, magiê, mangan, phốt pho, kẽm và nhất là kali. Một muỗng canh giấm dừa chứa đến 192mg kali, khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng điện giải, kiểm soát huyết áp và chuyển hóa đường. Cứ mỗi 1 lit giấm dừa chứa 10.300mg kali trong khi 1 lit giấm táo chỉ khiêm tốn chỉ chứa 90mg. Giấm dừa sở hữu 17 loại Amino Acids trong khi giấm táo chỉ có 16 loại. Giấm dừa chứa tất cả 9 axít amin thiết yếu là các khối xây dựng protein. Các chức năng của các axít amin bao gồm hình thành hemoglobin, mang ôxy và các kháng thể giúp hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng. Amino axít cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các mô. Nghiên cứu cho thấy giấm dừa chứa nhiều chất chống ôxy hóa polyphenol - hợp chất thực vật giúp phòng ngừa bệnh tim, trong khi phốt pho kết hợp với canxi giúp phát triển xương và hỗ trợ cơ thể hấp thu các dưỡng chất khác. Uống giấm dừa pha loãng trước bữa ăn có thể giúp nâng cao tâm trạng, cải thiện tập trung và thư giãn cũng như thúc đẩy việc giảm cân khỏe mạnh.
Kiểm soát đường huyết
Giấm dừa đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì rất thấp về chỉ số đường huyết (GI) nên việc dùng giấm dừa cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.Tương tự giấm táo, giấm dừa có thành phần chính là axít acetic. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng axít này giúp kiểm soát đường huyết sau khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất bột đường. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ xuất hiện khi giấm dừa được tiêu hóa cùng thức ăn. Giấm dừa cũng được chứng minh cải thiện 34% độ nhạy insulin của cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.
Hỗ trợ giảm cân
Đối với tất cả những ai có kế hoạch giảm cân, giấm dừa có thể làm điều kỳ diệu này. Nó không chứa calo và giảm thèm ăn nên giúp ích chế độ ăn uống giảm cân.Các nhà khoa học nhận thấy những người bổ sung giấm dừa vào chế độ ăn đã tiêu thụ ít hơn 275 calorie trong ngày so với những người không dùng gia vị này. Nhiều nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra mối liên hệ giữa axít acetic và giảm cảm giác thèm ăn, do axít này có thể vô hiệu hóa các gien tích trữ mỡ và kích hoạt gien đốt cháy mỡ thừa. Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần phát hiện, những người ăn 15-30ml giấm dừa/ngày đã giảm 1,7kg thể trọng và lượng mỡ cơ thể giảm 0,9%, trong khi nhóm đối chứng thì tăng 0,4kg.
Cải thiện sức khỏe tim
Kali cũng là loại khoáng chất giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim/đột quỵ. Nhiều nghiên cứu ở động vật cho thấy giấm dừa có thể giảm hàm lượng triglyceride và cholesterol “xấu” LDL, đồng thời làm tăng cholesterol “tốt” HDL. Nghiên cứu ở người chỉ ra rằng tiêu thụ 1-2 muỗng canh giấm dừa/ngày có thể giảm mỡ bụng và hàm lượng triglyceride trong máu - hai yếu tố gây ra bệnh tim. Phụ nữ ăn rau trộn với dầu ăn và giấm dừa 5-6 lần/tuần được chứng minh giảm tới 54% nguy cơ mắc bệnh tim.
Tăng cường chức năng tiêu hóa- miễn dịch và giữ dạ dày khỏe mạnh
Giấm dừa có một số enzyme có tác động tích cực trên cơ thể bằng cách cân bằng các chức năng miễn dịch, giảm bớt các vấn đề về dạ dày và kích thích quá trình tiêu hóa tốt. Nó cũng chứa các lợi khuẩn đường ruột (probiotic) và prebiotic - thức ăn của lợi khuẩn tạo ra một môi trường lành mạnh trong dạ dày.Ngoài ra, hai dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường chức năng miễn dịch là sắt và vitamin C.
Nhờ chứa axít acetic nên giấm dừa có khả năng đẩy lùi vi-rút và vi khuẩn, nhất là E.coli gây ngộ độc thực phẩm. Ngâm trái cây và rau củ khoảng 2 phút trong nước sạch có pha một ít giấm dừa có thể giảm đến 90% vi khuẩn và 95% virus.
Về mặt giá thành, giấm dừa là “chiến binh” nặng ký nhất để có thể đánh bại giấm bẩn, giấm giả tràn lan trên thị trường do giá thành sản xuất tương đối thấp và hoàn toàn có thể làm tại nhà. Các loại giấm axit tràn lan trên thị trường hiện nay, với giá chỉ từ 5000-8000đ/ chai 500ml. Sở dĩ giấm bẩn hay giấm pha axit rẻ hơn nhiều so với giấm tự nhiên vì axit axetic có giá thành rất rẻ. Axit axetic đậm đặc dùng trong thực phẩm bán ngoài thị trường với giá 15.000 - 16.000đ/lít với nồng độ 98%, khi nhà sản xuất pha chế xuống còn 3-4%. Đó là lý do vì sao giấm bẩn có giá rất rẻ so với giấm tự nhiên. Vì vậy khi thấy giấm có giá thành quá rẻ thì chắc chắn là giấm làm bằng hóa chất do đó người tiêu dùng không nên chọn mua.
------------------------------
Sản Phẩm Có Thể Bạn Quan Tâm