Màu Sắc Nước Tiểu Nói Gì Về Sức Khỏe Của Bạn ?!?!?! 

MÀU SẮC NƯỚC TIỂU NÓI GÌ VỀ SỨC KHỎE CỦA BẠN ?!?!?! 


 

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe thường bị chúng ta lơ là, bỏ qua như mùi hơi thở, màu sắc móng tay,…. và cả màu nước tiểu. Thật không nói quá khi cho rằng, chất thải trong cơ thể mang rất nhiều thông điệp sức khỏe mà chúng ta cần chú ý đến. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu, và bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. 
Có không ít nghiên cứu nổi tiếng liên quan đến màu sắc nước tiểu và các dấu hiệu sức khỏe đáng chú ý được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition. Theo Tiến sĩ Koushik Shaw, một chuyên gia tiết niệu, người thành lập Viện nghiên cứu Austin Urology tại Texas, giải thích rằng, màu vàng của nước tiểu là sản phẩm hóa học của thận. Nếu cơ thể của bạn thiếu càng nhiều nước, màu nước tiểu càng tối hơn. “Màu vàng nhạt phản ánh lượng nước trong cơ thể bạn đang ở mức cân bằng”, ông nói. 
Đôi khi, bạn sẽ thấy màu nước tiểu không phải màu vàng nhạt nhưng lượng nước trong cơ thể không có liên can gì. Dù bạn có tin được hay không, màu nước tiểu thay đổi theo sắc cầu vồng. Một số nhà nghiên cứu đã chụp lại được nhiều màu sắc của nước tiểu, kèm theo một số lưu ý về sức khỏe đáng chú ý

Màu hồng – đỏ
Có phải bạn vừa ăn củ cải đường, việt quất hay quả đại hoàng? Màu nước tiểu đã nói lên những thực phẩm ưa thích của bạn. Nhưng màu đỏ này vẫn tiếp tục xuất hiện ở những ngày tiếp theo thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh thận, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm độc chì và thủy ngân… Nếu bạn thậm chí còn thấy vết máu đọng lại trên khăn giấy vệ sinh và có nhiều dấu hiệu bất thường khác, thì bạn nên gặp bác sĩ ngay.





Màu cam
Màu nước tiểu thường chuyển sang màu cam khi bạn ăn quá nhiều cà rốt vì lượng beta-carotene dư thừa sẽ bị đào thải qua nước tiểu. Khi bạn uống quá nhiều thuốc loãng máu (warfarin), bạn cũng sẽ thấy hiện tượng này. Nếu đó không phải lí do mà bạn vẫn thấy nước tiểu có màu cam, rất có thể gan của bạn đang gặp vấn đề, đặc biệt nếu bạn phát hiện thấy những vệt màu vàng trên mắt.

Màu vàng neon
Màu vàng sáng trong nước tiểu thường liên hệ tới việc thiếu hụt vitamin trong cơ thể bạn. Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, có ảnh hưởng rất lớn tới sự thay đổi màu sắc này. Nhưng đây chỉ là một dấu hiệu nhỏ, chưa thể chắc chắn rằng bạn cần bổ sung thêm vitamin B12.

Màu xanh lá cây
Bạn có thể không để ý, nhưng rau củ màu xanh bạn ăn cũng làm thay đổi màu nước tiểu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nước tiểu màu xanh lá cây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn proteus gây ra. Vi khuẩn này có thể gây bệnh sỏi thận, vì vậy, nếu nước tiểu của bạn có màu xanh lá dù bạn không ăn quá nhiều rau màu xanh, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.

Màu xanh nước biển
Có một vấn đề sức khỏe mang tính di truyền học là tăng canxi trong máu (hypercalcemia) xảy ra khi cơ thể bạn bị dư thừa canxi, sẽ khiến nước tiểu bị chuyển màu xanh nước biển. Màu nước tiểu này rất hiếm thấy.

Màu nâu
Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrias (Porphyrias niệu) thường khiến nước tiểu của bạn có màu nâu vì các tế bào máu đỏ bị tổn thương, vỡ ra trong cơ thể. Nếu bạn còn gặp các vấn đề khác như đau tức bụng, phát ban, tai biến, rất có thể bạn gặp phải vấn đề sức khỏe do gen di truyền. 
Vì các tế bào máu bị vỡ, nên khi màu nước tiểu nâu sẫm có thể cảnh báo sự xuất hiện của khối u. Nhưng nước tiểu của bạn cũng có màu nâu cola nếu bạn thường xuyên ăn đậu đũa.

Màu trắng
Nước tiểu màu xanh lá không phải là dấu hiệu bị nhiễm khuẩn duy nhất. Bác sĩ thường khuyên bạn nên uống thật nhiều nước nếu nhận thấy nước tiểu có màu sẫm nên bạn thường cho rằng, nước tiểu có màu trắng rất có thể do bạn quá nhiều nước. Tuy nhiên, nước không phải là yếu tố duy nhất. Khi bạn nhận thấy nước tiểu của mình có màu trắng đục, khả năng bị sỏi thận hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng của bạn khá cao, và bạn đang tiểu ra mủ. Hãy nhanh chóng ghi lại những dấu hiệu này và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đôi khi, những gì bạn ăn, uống, không phải là những yếu tố duy nhất làm đổi màu nước tiểu của bạn. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu đáng chú ý, kèm theo sự thay đổi màu sắc nước tiểu, bạn cần theo dõi và báo với bác sĩ ngay. 
(Theo prevention.com)
Đinh Thúy Ly