Phương Pháp Thải Độc - Tẩy Sỏi Gan (Liver Flush) - Phần 1: Vì Sao Phải Thải Độc Gan Và Mật?

PHƯƠNG PHÁP THẢI ĐỘC - TẨY SỎI GAN (LIVER FLUSH) - PHẦN 1: VÌ SAO PHẢI THẢI ĐỘC GAN VÀ MẬT?


 
Có không ít khách hàng đã hỏi VietHealthy về phương pháp tẩy sỏi gan, thanh lọc cơ thể. Vì vậy, trong loạt bài viết này, VietHealthy hi vọng sẽ mang đến một cái nhìn đầy đủ về phương pháp tẩy sỏi gan đồng thời sẽ hướng dẫn chi tiết và lưu ý về các đối tượng thực hiện.
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu vì sao cần thải độc gan và mật nhé!
Gan có lẽ là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người. Nhiệm vụ trọng yếu của gan là sản xuất mật và lọc máu. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng hơn 1 lít mật. Lượng mật này phần được đưa thẳng vào tá tràng, phần còn lại chứa lại trong túi mật. Khi ta ăn chất béo, đạm hay axid citric, túi mật bị kích thích co bóp và bơm toàn bộ mật trong vòng 20 phút xuống đường ruột, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn.
Khi mật trong túi bị mất cân bằng sinh hóa sẽ bị vón lại, lâu ngày thành sạn, có thể bé như hạt cát, hay lớn bằng quả bóng bàn, ngăn cản làm cho gan không đào thải chất độc được, cơ thể chứa nhiều độc tố sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.

Những chất mỡ tích tụ trong gan (gan nhiễm mỡ) lâu ngày kết hợp với một số chất dư thừa khác cũng tạo thành sỏi. Túi mật có sỏi sạn gây nghẽn ống dẫn mật, sinh ra nhiều bệnh. Khi ống dẫn mật bị tắc do sỏi di chuyển, đôi khi chèn cả vào mạch máu, nếu không cấp cúu kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, nhiều trường hợp phải cắt luôn cả túi mật. Như vòng luẩn quẩn, khi mật bị tắc thì cholesterol lại tích tụ nhiều và sinh ra nhiều sỏi hơn.

Khi túi mật bóp để tiết mật thì sạn mật cũng ra theo, nếu sạn mật quá lớn thì nó chặn lại tại ống dẫn mật nên gây nên đau đớn khó chịu, phải giải phẫu ngay. Đôi khi những viên sạn này trôi xuống làm bít luôn cả ống dẫn insulin từ tụy vì hai ống này nhập chung trước khi vào ruột. Không đủ insulin vì bị nghẽn thì có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Khi ống dẫn mật bị tắc, túi mật và gan sẽ là ổ nuôi vi trùng và các ký sinh trùng khác, có thể gây ra các chứng bệnh hiểm nghèo khác. Hơn thế nữa, gan không thể hoạt động bình thường để lọc các độc tố trong thức ăn hay trong môi trường, dễ gây ra bệnh dị ứng.

Có nhiều yếu tố tác động lên sạn sỏi mật. Cholesterol (mỡ) rất khó tan, bị bị trong mật sẽ đóng thành sạn. Thêm nữa là nếu túi mật bị tắc thì mật cũng sẽ đông lại và biến thành sạn. Phụ nữ có nguy cơ bị sạn gấp đôi đàn ông vì kích thích tố nữ (estrogen) gây nhiều mỡ trong mật. Thuốc ngừa thai cũng là tác nhân xấu. Người thừa cân cũng gây tăng lượng mỡ trong mật và cản trở túi mật co bóp đẩy mật ra ngoài.
Vì vậy, những viên sạn cần phải được thải ra khỏi túi mật và ống dẫn mật, nhằm tăng lượng mật đổ vào trong ruột và giúp gan phục hồi chức năng.
Túi mật có thể chứa một viên sạn hay hàng trăm viên tùy từng người. Tùy cơ thể từng người sạn sỏi ra có khác nhau: nhiều hay ít, to hoặc nhỏ, màu sắc tương đối đa dạng. Phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy cholesterol chiếm 97% còn lại là hợp chất muối và calcium… nếu thành phần calcium nhiều thì sỏi ra có màu đen và rất cứng. Có tới 95% con người ta có sỏi dù nhỏ hay to trong túi mật hay ống dẫn mật.
(Theo Tran Bich Ha)