Mùa Thu Hoạch Quả Amla

MÙA THU HOẠCH QUẢ AMLA


 

Để đảm bảo có được đúng quả Amla rừng nhằm ngâm dấm táo, hoặc chế biến bột Amla, Trung Tran được giao nhiệm vụ lên Điện biên vào rừng khảo sát tận nơi. Dưới đây là báo cáo kết quả chuyến khảo sát.

Nhật ký thu hoạch quả Amla tại Điện Biên

08:00 rời thành phố bằng xe máy đi xã Nà Tấu (cách thành phố 30km)

09:00 tới bản Nà Cái, thuộc xã Nà Tấu, gặp gỡ anh Lò Văn Tâm, chuẩn bị đồ đi rừng.

09:15 xuất phát đi rừng, do trời mưa lên phải để xe máy tại nhà anh Tâm đi bộ vào rừng. Nếu không mưa có thể đi xe đến cuối bản rồi đi bộ.

10:00 sau khoảng 30 phút đi bộ đã có thấy cây me rừng mọc lẫn trên các đồi hoang bên đường nhưng hầu như không có quả vì đường này dân đi qua đã thu hoạch.

10:30 sau hơn 1 h đi qua các lối mòn ẩm ướt xuyên qua các đồi cây nhỏ bắt đầu thấy các cây me rừng mọc nhiều hơn và có nhiều quả.

11:15 sau khi thu hoạch chính tại 2 cây me sai quả, thu hoạch được khoảng 12kg quả Amla (me rừng - tiếng Thái là quả Mắc Kham)

11:30 đi bộ về bản và chia tay





















Các thông tin chính

  1. Quả me rừng mọc rải rác (mọc dại) trên các ngọn đồi, núi không canh tác tại các huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Độ cao nơi quả me rừng phát triển phổ biến trong khoảng 800m – 1000m so với mực nước biển.
  2. Quả me rừng có hoa trắng dịp mùa xuân và quả có thể thu hoạch trong tháng 8 và tháng 9 dương lịch. Quả trong tháng 8 còn non có vị chat nhiều hơn, vỏ còn hơi xanh và không mịn. Từ tuần thứ 2 tháng 9 trở đi, quả me rừng bắt đầu đủ già, quả đạt kích thước lớn nhất (có thể tới 2cm đường kính) vỏ có màu ngả vàng và trơn bóng. Cuối tháng 9, đầu tháng 10 quả me rừng sẽ chín già, vỏ vẫn cứng và tự rụng.
  3. Cây me rừng cho quả phổ biến sau 3 năm tuổi, phổ biến các cây cho quả tốt từ 5-7 năm tuổi. Sản lượng quả mỗi cây cho quả trong lứa 5-7 năm tuổi là từ 5-20kg/cây/năm. Các cây nhỏ và cổ thụ có sản lượng quả rất ít (theo quan sát tại Nà Tấu)
  4. Các vùng thu hoạch quả chủ yếu xung quanh Điện Biên là Nà Tấu, Mường Phăng, Nậm Pồ trong đó Nà Tấu là nơi dễ tiếp cận nhất. Tại Mường Phăng và Nậm Pồ phải đi bộ nhiều giờ vào rừng sâu. Cây me cổ thụ có thể đến 20 năm tuổi (như hình TTR chụp cùng)
  5. Vì cây mọc rải rác lẫn trong các loại cây khác và việc thu hoạch thủ công nên 1 người đi hái me rừng mỗi ngày trung bình trong mùa cao điểm có thể thu hoạch 20kg quả/ngày. Để thu hoạch 100kg phải huy động 4 đến 5 người chia nhau đi các hướng khác nhau và thu hoạch trong 1-2 ngày nếu thời tiết thuận lợi cho việc đi rừng.