Nếu ai là người quan tâm đến các phương pháp chữa bệnh toàn diện và y học truyền thống chắc không xa lạ khi nghe đến Ayurveda – nền y học truyền thống đã có 5000 năm tuổi, bắt nguồn từ Ấn Độ. Không chỉ có ý nghĩa đối với sức khỏe, Ayurveda còn chứa đựng nhiều triết lý về khoa học - đời sống của người Ấn Độ, bản thân chữ “Ayurveda” cũng có nghĩa là “Khoa học đời sống”. Đến nay, nền y học này đã lấy được lòng tin của cả người phương Tây trong chữa trị nhiều bệnh mãn tính.
Chữa bệnh theo phương pháp Ayurveda sử dụng rất nhiều các loại thảo dược quý, vừa có công dụng đặc trị chữa bệnh, vừa nâng cao sức khỏe. Trong đó, trái amla (còn được gọi là trái lý gai, trái me rừng, dư cam tử, gooseberry Ấn Độ) được coi là một trong những loại thảo dược quan trọng nhất.
Hai công thức quan trọng nhất trong y học Ayurveda đều dùng Amla. Trong bột Triphala , Amla chiếm 33%. Công thức nguyên thủy của Chyawanprash có trên 30 thành phần, nhưng Amla chiếm phần lớn, đến 46% trọng lượng. Ngoài ra, bản thân bột amla nguyên chất cũng là 1 công thức chữa trị nhiều bệnh theo phương pháp Ayurveda.
Dưới đây là một số đặc tính tuyệt vời của trái amla theo triết lý Ayurveda:
Dù bạn có quan tâm đến Ayurveda hay không thì những lợi ích bất ngờ mà trái amla mang đến đối với sức khỏe chắc chắn sẽ đủ thuyết phục bạn sở hữu ngay một sản phẩm bột amla hay giấm táo amla từ gia đình Viet Healthy.
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nếu bạn đang có trong tay sản phẩm bột amla VietHealthy thì hãy ngay lập tức pha cho mình một món đồ uống dinh dưỡng đơn giản, chỉ cần hòa ¼ muỗng cà phê bột (2g) hòa với 100-150ml nước ấm, có thể hòa thêm mật ong để tăng hương vị!
Đối với sản phẩm Giấm táo amla, bạn xay cả phần nước và cái, trữ lạnh trong chai thủy tinh, mỗi ngày dùng 30ml hỗn hợp pha với 120-200ml nước ấm ( lúc này có thể bỏ bã nếu không muốn uống lại bã)
Tham khảo: https://www.curejoy.com/content/aamla-ayurveda-herb-for-healing-natural-wellbeing/
http://www.mapi.com/ayurvedic-knowledge/energy/amla-berry-in-ayurveda.html