Hàm lượng chất diệp lục cao trong cỏ lúa mì làm cho nó trở thành một loại thực phẩm giàu kiềm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể bạn như thúc đẩy máu khỏe mạnh, giải độc và ngăn ngừa bệnh mãn tính. Cỏ lúa mì còn là phương thức bổ sung hỗ trợ chữa bệnh từ điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm viêm cho đến thanh lọc cơ thể nhờ giàu các vitamin và khoáng chất tự nhiên như vitamin C, vitamin A và sắt.
Cỏ lúa mì thường được khuyến khích sử dụng ở dạng nước ép với sắc xanh sống động để giữ lại được hết các chất dinh dưỡng. Còn bột cỏ lúa mì sẽ được sử dụng trong ẩm thực để tạo ra nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Thi thoảng bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách trộn bột cỏ lúa mì với các loại trái cây hoặc củ khác (táo, cà rốt, gừng, cần tây, lê, dứa…) hoặc xay sinh tố. Ly nước ép vừa đẹp mắt vừa đầy đủ dinh dưỡng thật hấp dẫn phải không nào?
Cho dù là ly sữa chua hay bánh pudding hạt chia, bạn chỉ cần cho thêm 1 muỗng bột cỏ lúa mì – thật dễ dàng để bắt đầu một ngày mới đúng không nào?
Với các món ăn có sốt theo kiểu phương Tây như Guacamole (salad quả bơ kiểu Mexico), Hummus (một loại sốt phổ biến ở các nước Trung Đông – cách ăn giống như sốt Mayonaise chấm rau củ luộc), sốt Salsa (sốt chấm nổi tiếng của Mexico) bạn vẫn có thể khuấy một ít bột cỏ lúa mì vào mà không ảnh hưởng đến hương vị. Ăn nhiều sốt mà vẫn nạp dinh dưỡng thực vật vào cơ thể? Chỉ có thể là cỏ lúa mì!
Khuấy một ít bột cỏ lúa mì vào nước sốt cho món salad trộn không chỉ tăng hương vị, át mùi một số loại rau khó ăn mà còn rất bổ dưỡng khiến người ghét rau cũng ăn ngon miệng.
Bạn có thể nấu súp rau kale, đậu với bột cỏ lúa mì; hoặc súp bông cải xanh và rau bina. Ngoài ra với tất cả các món súp quen thuộc khác, trước khi tắt bếp bạn cho 1 muỗng bột cỏ lúa mì vào, khuấy đều. Sau đó tắt bếp, múc ra tô và thưởng thức!
Các món kem lạnh, bánh cupcake, sữa trứng, … sẽ thơm ngon và dinh dưỡng hơn khi bạn trộn một ít bột cỏ lúa mì để tạo ra thành phẩm ngon tuyệt ai ăn cũng mê.