Q
|
Q
|
A
|
Tags
|
|
Bị Gout, tràn dịch khớp, thái hóa khớp, viêm khớp, đau dây chằng, đau cột sống, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị, đau thắt lưng,...thì nên làm gì?
|
Bị Gout, tràn dịch khớp, thái hóa khớp, viêm khớp, đau dây chằng, đau cột sống, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị, đau thắt lưng,...thì nên làm gì?
|
Bài viết sau đây giải thích tại sao nên thải độc, để phòng ngừa các bệnh về xương khớp: http://chiase.viethealthy.com/BaiViet/SU-LIEN-QUAN-GIUA-SOI-GAN-MAT-VA-CAC-BENH-VE-XUONG-KHOP-528?info=ChuDeChiaSe Nên làm các phương pháp sau: - Cafe enema, kết hợp uống khoáng sét và vỏ hạt mã đề để đào thải độc tố: * Hướng dẫn uống khoáng sét mã đề kết hợp làm cafe enema trong ngày, xem link: http://chiase.viethealthy.com/BaiViet/GIAI-PHAP-DE-BAN-MUON-LAM-SACH-HE-TIEU-HOA-MA-KHONG-THE-UONG-NUOC-MUOI-BIEN-HAY-BOT-AMLA-1005?info=ChuDeChiaSe&fbclid=IwAR1it_jJ57LBAjF85Ux8XJagNKlpYEN6EeDAN9doi5Br3L_jyy9QoamaN5A * Lưu ý uống khoáng sét mã đề phải cách cữ ăn/uống khác 2 tiếng. * Link hướng dẫn thải độc đại tràng bằng cafe: http://chiase.viethealthy..com/BaiViet/HUONG-DAN-CHI-TIET-LAM-THAI-DOC-CO-THE-BANG-CA-PHE-Coffee-Enema-Detox?info=ThongTinSP Làm lần đầu liệu trình 2-4 tuần, sau đó duy trì 1-2 lần/tuần. - Nên làm thải độc tẩy nấm, tẩy sỏi. Xem link hướng dẫn sau: http://viethealthy.com/ChiTietGoiSanPham/1004 - Uống 20ml dấm táo + 1/2 thìa cafe baking soda x 2 lần/ ngày pha 100ml nước ấm, uống trước ăn 30-45 phút, trong vòng 1-2 tuần. - Uống kháng sinh tự nhiên 20ml + dầu dừa 30-45ml trong ngày, trước khi ăn 30 phút. - Uống thêm nước hầm xương (Xem cách làm nước hầm xương như sau: https://www.facebook.com/bichha.tran.94/posts/3172330069458044?__tn__=-R) Nước hầm xương cung cấp nhiều khoáng chất và axit amin dễ được cơ thể hấp thu. Có tác dụng hỗ trợ chữa đau khớp, giúp giảm cân, chống rối loạn giấc ngủ. Giúp cơ thể chống lại các triệu chứng viêm nhiễm. - Uống 3-5g nghệ đan pha với ly nước ấm trước khi đi ngủ. - Tập thể dục và tắm nắng sớm hàng ngày. Hoặc tập yoga mức căn bản/tập nhẹ nhàng. - Vẫy tay hàng ngày tối đa 1800 cái tầm 45' (nên tập từ nhẹ đến nặng, ít đến nhiều; bắt đầu với 600 cái trong 15'). - Xoa bóp toàn bộ bàn tay, cánh tay và vai.
|
|
Xem
|
Nên sử dụng loại dầu ăn nào?
|
Nên sử dụng loại dầu ăn nào?
|
Dùng ghee hoặc dầu dừa để nấu hoặc trộn gỏi kiểu Việt, dầu olive extra virgin để trộn salad kiểu Tây.
|
|
Xem
|
Tại sao nên ăn các loại hạt?
|
Tại sao nên ăn các loại hạt?
|
Các loại hạt giàu chất béo lành mạnh, vitamins, tinh bột tốt, chất đạm và chất xơ. Giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường. Tăng tuổi thọ. Các hạt tốt nhất là hạt Sachi inchi, Maccamida, hồ đào (óc chó), hạnh nhân,…
|
|
Xem
|
Chất đạm là gì, vai trò của nó với cơ thể?
|
Chất đạm là gì, vai trò của nó với cơ thể?
|
Đạm (hay còn gọi là protein): là tổng hợp của nhiều chất hữu cơ mà thành phần căn bản là một chuỗi amino acid với 22 loại khác nhau, trong đó có 9 loại là thiết yếu, cơ thể không thể tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại là không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được. Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm. Vai trò của chất đạm đối với cơ thể: - Là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể, như da, cơ, xương và cơ quan nội tạng, cũng như tạo ra hormone và enzyme thiết yếu giúp điều hòa các quá trình và phản ứng hóa học trong cơ thể; - Điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. - Là nguồn năng lượng dự trữ được sử dụng khi các nguồn khác không đủ;
|
|
Xem
|
Nguồn cung cấp chất đạm?
|
Nguồn cung cấp chất đạm?
|
Chất đạm chủ yếu được cung cấp qua thức ăn từ 2 nguồn sau: Đạm động vật: Các loại thịt, hải sản, trứng, sữa và cá là nguồn chất đạm dồi dào nhất, chiếm từ 15 – 40% trọng lượng thức ăn. Đạm thực vật: Có trong các loại đậu và hạt như: đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh… Thức ăn từ động vật thường chứa đủ tất cả các axit amin thiết yếu, tuy nhiên do có cấu trúc phức tạp nên đạm động vật thường khó tiêu hóa hơn so với đạm thực vật. Nguồn đạm từ (một loại) thực vật (ngoại trừ đậu nàng) thường không chứa đủ các axit amin thiết yếu, vì vậy người ăn chay nên kết hợp nhiều loại thực vật chứa đạm để có đủ axit amin thiết yếu.
|
|
Xem
|
Người bình thường cần ăn bao nhiêu chất đạm trong 1 ngày?
|
Người bình thường cần ăn bao nhiêu chất đạm trong 1 ngày?
|
Tiêu chuẩn chất đạm hàng ngày được khuyến cáo là 0,8-1g cho mỗi kg trọng lượng, như vậy một người nặng 50kg thì mỗi ngày nên ăn 40-50g chất đạm, tương đương 150g thịt bò chưa chế biến. Tuy nhiên bạn nên ăn thêm nhiều thứ khác có chứa đạm, cả từ thực vật chứ không nên chỉ ăn thịt.
|
|
Xem
|
Chất béo là gì?
|
Chất béo là gì?
|
Chất béo được tạo thành từ các axit béo gắn với gốc glycerol. Chúng có thể được phân loại theo 2 cách sau: 1. Theo cấu trúc của axit béo, thành phần chính tạo nên chất béo, chúng chia ra 2 nhóm chính: Chất béo bão hòa: cấu tạo từ các axit béo no, bao gồm axit panmitic, axit stearic, axit caprylic; chủ yếu tìm thấy trong mỡ của động vật và một số dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ); Chất béo không bão hòa: cấu tạo từ các axit béo không no, bao gồm axit oleic, axit oxalic, axit linoleic, alpha linolenic hoặc axit arachidonic; thường gặp ở dạng lỏng, chiếm thành phần chính trong dầu thực vật và mỡ cá; 2. Theo chiều dài chuỗi nguyên tử carbon của axit béo, chúng chia thành 3 nhóm chính: Chuỗi ngắn: có ít hơn 6 nguyên tử carbon, có nhiều trong bơ, ghee, trà kombucha và cũng được tạo thành trong đại tràng (axit butyric) khi xơ thực phẩm lên men. Nó có thể thấm qua tĩnh mạch cửa vào thẳng gan mà không cần tiêu hóa qua ruột cũng như vượt qua hàng rào máu não để nhanh chóng cung cấp dinh dưỡng cho não. Chuỗi trung: gồm 6-12 nguyên tử carbon, có nhiều trong dầu dừa, dầu cọ. Có thể nhanh chóng được tiêu hóa mà không cần dịch mật, cơ thể hấp thu thẳng vào gan qua tĩnh mạch cửa. Có thể dùng để tạo nguồn năng lượng tức thì hoặc chuyển hóa thành ketone để nuôi não thay cho nguồn năng lượng "truyền thống" là glucose; Chuỗi dài: có trên 13 nguyên tử carbon có nhiều trong chất mỡ động vật. Axit béo chuỗi dài cần nhiều dịch mật để tiêu hóa và chỉ được cơ thể hấp thu sau khi thủy phân với enzyme và trải qua nhiều quá trình phức tạp.
|
|
Xem
|
Vai trò của chất béo?
|
Vai trò của chất béo?
|
Dự trữ cung cấp năng lượng: Đây là vai trò quan trọng nhất của chất béo. 1 gam chất chứa đến 9 calo trong khi với cùng khối lượng, protein và carbohydrate đều chỉ có 4 calo. Chất béo còn đảm nhiệm vai trò lớn trong việc bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi những biến đổi nhiệt độ. Hỗ trợ hấp thụ vitamin: Chất béo là một dạng dung môi hỗ trợ vận chuyển và hấp thụ những vitamin của chất béo như vitamin A, E, D, K,... bổ sung cho cơ thể, những loại vitamin này đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể con người; Cung cấp axit cần thiết: Chất béo cũng là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp như Acid Linoleic (Omega 6) và Acid α Linoleic (Omega 3). Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, lượng ít hơn trong dầu đậu phộng. Omega-3 có nhiều trong các loại dầu cá.
|
|
Xem
|
Người bình thường cần ăn bao nhiêu chất béo trong 1 ngày?
|
Người bình thường cần ăn bao nhiêu chất béo trong 1 ngày?
|
Mức tiêu thụ chất béo hàng ngày cho người trưởng thành (chung cho cả nữ và nam) từ 18-25% tổng năng lượng khẩu phần và không quá 50g/ngày. Các chất béo tốt bao gồm: dầu dừa, dầu olive, mỡ heo, bơ, phomai, dầu cá, dầu từ các loại hạt,...
|
|
Xem
|
Dưỡng chất vi lượng là gì?
|
Dưỡng chất vi lượng là gì?
|
Dưỡng chất vi lượng là loại dưỡng chất cần cho cơ thể với số lượng nhỏ để giúp cơ thể hoàn thiện các chức năng sinh lý học và duy trì sức khỏe, nếu thiếu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chúng bao gồm 2 loại là các khoáng chất và các loại vitamin.
|
|
Xem
|
Khoáng chất là gì, cơ thể cần những loại khoáng chất nào?
|
Khoáng chất là gì, cơ thể cần những loại khoáng chất nào?
|
Khoáng chất là những hợp chất vô cơ cần thiết cho các chức năng hoạt động của cơ thể từ hệ thần kinh, xây dựng các khối xương, tế bào và mô đến điều hòa tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng của tế bào, cũng như góp phần tạo thành enzyme, vitamin và hormone... Do cơ thể không thể tự tạo ra được nên khoáng chất là loại dưỡng chất thiết yếu được "nhập khẩu" từ thực phẩm và có thể được chia làm 2 loại: - Khoáng chất đa lượng: là những chất khoáng mà cơ thể cần với lượng khá lớn (trên 100 mg/ngày). Gồm: canxi, phốt pho, lưu huỳnh, magiê và 3 chất điện phân natri, clo và kali. - Khoáng chất vi lượng: là những khoáng chất mà cơ thể cần với lượng nhỏ (dưới 100 mg/ngày). Như là sắt, đồng, kẽm, crom, mangan, selen, coban, iôt, flour, silic, molybden và vanadi.
|
|
Xem
|
Cơ thể lấy khoáng chất đa lượng từ đâu?
|
Cơ thể lấy khoáng chất đa lượng từ đâu?
|
Cơ thể lấy khoáng chất đa lượng từ thức ăn, cụ thể: Kali: khoai lang, cà chua, khoai tây, các loại đậu, sữa, hải sản, chuối, cà rốt, cam,... Clo: muối ăn là chính Natri: muối ăn, tảo biển, sữa,... Canxi: sữa, trứng, cá nguyên xương, rau lá xanh, các loại hạt, đậu, rau húng tây, thì là, quế,... Photpho: thịt đỏ, thực phẩm từ sữa, cá, thịt gia cầm, bánh mỳ, gạo, yến mạch,... Magie: các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bơ,... Lưu huỳnh: có nhiều nhất trong tỏi, hành tây và bông cải xanh. Một số loại trái cây như chuối, dừa, cà chua, dưa hấu. Có trong lòng đỏ trứng, thịt,...
|
|
Xem
|
Nguồn cung cấp khoáng chất vi lượng?
|
Nguồn cung cấp khoáng chất vi lượng?
|
Nguồn khoáng chất vi lượng được lấy từ thức ăn, cụ thể: Sắt: thịt, hải sản, các loại hạt, đậu, chocolate đen,... Kẽm: hàu biển, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa,... Mangan: ngũ cốc, các loại đậu, hạt, quả hạch, rau lá, trà, cafe,... Đồng: gan, hải sản, sò, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,... Iốt: rong biển, ngũ cốc, trứng, muối iot,... Crom: cải xanh, nước ép nho, thịt, ngũ cốc nguyên hạt,... Coban: có thể xuất hiện trong những thực phẩm thường ngày như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, yến mạch, đậu nành, đậu xanh,... Selen: các loại hạt, hải sản, thịt nội tạng, ngũ cốc, sữa, trứng,... Molypden: gan lợn, cừu, bê, đậu xanh, trứng, hạt hướng dương, bột mì, đậu lăng...Nhu cầu <0,3mg. Hấp thụ trên 0,4mg có thể gây ngộ độc. Silic: các loại đậu, dưa leo (tập trung ở vỏ), tiêu xanh và khoai tây.
|
|
Xem
|
Chất đạm (Protein) được tiêu hóa như thế nào?
|
Chất đạm (Protein) được tiêu hóa như thế nào?
|
- Thức ăn chứa chất đạm được xé nhỏ và nghiền trong miệng sau đó được chuyển qua họng, thực quản xuống dạ dày. - Tại dạ dày, axit hydrochloric và enzyme pepsin có trong dịch vị do dạ dày tiết ra sẽ phá hủy các chuỗi protein thành các mảnh nhỏ. Sự co thắt cơ học của dạ dày sẽ trộn protein đã được tiêu hóa một phần vào dưỡng chấp. - phần lớn quá trình tiêu hóa protein xảy ra Tại ruột non. Tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa có chứa các loại enzyme có thể bẻ nhỏ hơn nữa các phân tử protein. thành ruột non giải phóng các enzyme có thể phân tách các đoạn protein đơn giản hơn thành các axit amin đơn giản. các axit amin này được thành ruột hấp thu vào mạch máu và đẩy vào gan.
|
|
Xem
|
Chất béo được tiêu hóa như thế nào?
|
Chất béo được tiêu hóa như thế nào?
|
Một phần chất béo được phân giải hóa học khi trộn với nước bọt trong miệng. Khi bị nhai nhỏ và nhũ hóa, chất béo trong thức ăn bị enzyme lipase thủy phân thành những giọt li ti tách khỏi môi trường nước. - Các enzyme lipase trong dạ dày tiếp tục phân giải mỡ béo thành diglyceride và axit béo và nhờ sự co bóp chúng được hòa vào dưỡng chấp. - Tại ruột non, dịch mật chứa nhiều muối mật sẽ nhũ hóa các chất béo, giúp các phân tử này lơ lửng trong nước và được các enzyme lipase phân giải thành dạng đơn giản là axit béo và monoglyceride. Chúng lại được muối mật bọc lại thành các micele để hòa tan vào nước và đi đến các lông ruột. Tại đây chúng cởi áo micele và ngấm qua thành ruột để đi vào máu. - Tại máu, các chất béo được đóng gói vào các "toa tầu" gọi là lipoprotein để di chuyển trong hệ tuần hoàn. Các axit được phân thành 2 ngả. Các axit béo chuỗi dài (LCFA) sẽ thấm vào mao mạch hệ bạch huyết rồi đổ vào hẹ tuần hoàn qua tĩnh mạch cảnh ở dưới cổ, từ đó qua tĩnh mạch cửa để tới gan. Các axit béo chuỗi ngắn (SLLFA) và chuỗi trung (MCT) phần lớn được vận chuyển tới gan qua tĩnh mạch cửa.
|
|
Xem
|
Đạm động vật hay đạm thực vật tốt hơn?
|
Đạm động vật hay đạm thực vật tốt hơn?
|
Đạm động vật thường giàu chất béo và cholesterol, khi bị hấp thụ quá nhiều, dễ gặp các chứng bệnh về tim mạch, béo phì và mỡ máu. Nên bổ sung đạm từ các loại thực phẩm tự nhiên dưới đây để thay thế đạm từ động vật: các loại đậu, quinoa (diêm mạch), mè, hạt hướng dương, đậu nành Nhật, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành. Rau có màu xanh đậm, yến mạch, bột cacao, gạo lứt, gạo nâu, các loại sữa hạt và đặc biệt là bèo tấm.
|
|
Xem
|
Dầu dừa lên men tươi lạnh của Viet Healthy có nguyên chất không?
|
Dầu dừa lên men tươi lạnh của Viet Healthy có nguyên chất không?
|
Dầu dừa VietHealthy là dầu dừa lên men tươi lạnh nguyên chất, không qua xử lý nhiệt đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
|
|
Xem
|
Vỏ hạt mã đề có công dụng gì?
|
Vỏ hạt mã đề có công dụng gì?
|
Công dụng là giúp nhuận tràng, trị táo bón, ngưng chảy máu và giảm cơn đau do trĩ, trị dứt tiêu chảy, chống tái phát ung thư đại tràng, giảm cholesterol, cân bằng estrogen ở phụ nữ. Sử dụng trước bữa ăn để giảm cân rất tốt.
|
|
Xem
|
Tại sao vỏ hạt mã đề lại nhớt?
|
Tại sao vỏ hạt mã đề lại nhớt?
|
Vỏ hạt mã đề 100% từ thiên nhiên chứa đến 70% chất xơ hòa tan và 30% chất nhầy
|
|
Xem
|
Đang uống thuốc tây có uống vỏ mã đề được không ?
|
Đang uống thuốc tây có uống vỏ mã đề được không ?
|
Nếu đang sử dụng thuốc, nên dùng Vỏ hạt Mã Đề cách khoảng 30 phút trước hoặc sau khi dùng thuốc.
|
|
Xem
|
Làm thế nào để uống khoáng sét và vỏ hạt mã đề mà không bị táo bón?
|
Làm thế nào để uống khoáng sét và vỏ hạt mã đề mà không bị táo bón?
|
Để không bị táo bón sau khi uống khoáng sét, mã đề nên uống thêm 1 cốc nước ngay sau khi uống mã đề, nên làm enema ngày 2 lần để giúp sớm xả chất thải từ khoáng sét và mã đề ra ngoài.
|
|
Xem
|
Súc rửa ruột bằng nước muối biển, hoặc bột amla và uống khoáng sét, mã đề kết hợp café enema giống và khác nhau thế nào?
|
Súc rửa ruột bằng nước muối biển, hoặc bột amla và uống khoáng sét, mã đề kết hợp café enema giống và khác nhau thế nào?
|
Giống nhau: đều là phương pháp làm sạch đường tiêu hóa; Khác nhau: - Nước muối và amla súc ruột có thể làm sạch bề mặt đường tiêu hóa; - Khoáng sét ngoài việc làm sạch đường tiêu hóa như nước muối và amla, còn có tác dụng hút độc tố và các kim loại nặng. Mã đề là chất xơ có tác dụng quét dọn các chất cặn bã cùng khoáng sét đã hút độc tố và kim loại nặng, sau đó tất cả được thải ra ngoài nhờ cafe enema => phương pháp này tác dụng tốt hơn uống nước muối, amla;
|
|
Xem
|
Tại sao dầu dừa đông không đều?
|
Tại sao dầu dừa đông không đều?
|
'Dầu dừa cấu tạo bởi 80-90% là chất béo bão hòa và 60% trong đó là acid béo chuỗi trung bình, phần còn lại là các loại chất béo khác, phân bổ không đồng đều trong lọ dầu dừa. Các phần dầu có điểm đông cao nhất sẽ đông đặc trước. Vì vậy, nếu nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, bạn sẽ thấy dầu đông ngay lập tức. Nếu nhiệt độ thay đổi từ từ, những hạt hoặc tinh thể sẽ xuất hiện trước, tiếp theo là các tảng dầu và tiến tới đông hoàn toàn. Do đó, bạn sẽ thấy có một giai đoạn lọ dầu dừa tồn tại cả phần lỏng và rắn.
|
|
Xem
|