Q
|
Q
|
A
|
Tags
|
|
Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
|
Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
|
1. Khoang miệng và thực quản: Thức ăn đưa vào miệng được nhai cơ học để xé thành những mảnh nhỏ hơn và được trộn với nước bọt có chứa các loại enzyme amylase giúp phân giải một phần tinh bột (khoảng 5%) thành đường đơn giản. Sau đó thức ăn được vo thành viên và được lưỡi và các cơ họng và thực quản đẩy vào dạ dày. 2. Giai đoạn trong dạ dày: Trong dạ dày thức ăn được trộn với với dịch dạ dày (có chứa axit, enzyme pepsin giúp tiêu hóa chất đạm và chất nhầy), nhờ tác động co thắt của của dạ dày biến thành chất sệt như cháo đặc gọi là dưỡng trấp, trong đó một phần protein được chuyển hóa thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín thành maltose, maltotriose và oligosaccharide. Riêng dầu mỡ, lipid hầu như chưa được phân giải. Sau đó dưỡng trấp được đẩy từ dạ dày xuống ruột non. 3. Giai đoạn trong ruột non: Ruột non dài 6 - 7 mét gồm tá tràng, hồng tràng và hồi tràng. Tại ruột non thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Dưới sự tác động của các men tiêu hóa, các thức ăn là protein, lipid, glucid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột vào máu và đi nuôi các tế bào cơ thể. 4. Giai đoạn trong ruột già: Ruột già có chiều dài khoảng 1,5m được chia thành manh tràng, kết tràng và trực tràng. Phần chính của ruột già là kết tràng, lại được chia thành 4 phần: kết tràng lên, ngang, xuống và kết tràng sigma. Tại kết tràng lên và ngang, các vi khuẩn lên men chất xơ và thức ăn còn sót lại (chủ yếu là protein) tạo ra axit béo chuỗi ngắn cũng như một số hóa chất quan trọng khác, đặc biệt là vitamin K. Khi đến kết tràng xuống và sigma phần lớn dưỡng chất đã được hấp thụ nên chỉ còn quá trình hấp thu nước. Chất cặn bã còn lại (phân) được đẩy qua trực tràng và được tống ra ngoài qua hậu môn thông qua cơ chế đi đại tiện.
|
|
Xem
|
Thời gian để tiêu hóa thức ăn là bao lâu?
|
Thời gian để tiêu hóa thức ăn là bao lâu?
|
Sẽ mất 6-8 tiếng ở dạ dày, và đến 36 tiếng để đi qua toàn bộ đường ruột, tùy loại thức ăn.
|
|
Xem
|
Làm sao để giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn?
|
Làm sao để giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn?
|
Ta giúp cơ thể lựa chọn thức ăn tốt: Tinh bột: lựa chọn thực phẩm nguyên cám (whole food), nguyên hạt, chưa qua tinh chế, còn giữ chất dinh dưỡng ở lớp màng. Chất béo tốt: lựa chọn ăn acid béo chuỗi ngắn (SCFA) và chuỗi trung (MCT). Trong thức ăn tự nhiên có phomai, kombucha, ghee (bơ tinh cấn sữa),....Nấu ăn thì dùng dầu dừa tinh khiết ép lạnh hoặc dầu nhân cọ (palm kernel oil), lưu ý không phải là dầu cọ (palm oil/ có acid béo chuỗi dài). Và kết hợp ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan để làm thức ăn cho lợi khuẩn, giúp sản xuất acid béo chuỗi ngắn, như là tỏi hành, rau họ cải, măng tây, củ cải đường, rau diếp xoăn, gạo lứt, lúa mạch,.... Thực phẩm giàu enzyme: trái cây như kiwi, bơ, chuối, dâu, đu đủ, dứa,...và thức ăn lên men như trà kombucha, sữa chua, kefir, dưa chua, bắp cải muối, kimchi....hoặc mật ong là siêu thực phẩm chứa enzyme.
|
|
Xem
|
Hệ thống tiêu hóa của chúng ta hoạt động như thế nào?
|
Hệ thống tiêu hóa của chúng ta hoạt động như thế nào?
|
Hệ thống tiêu hóa bao gồm đường tiêu hóa (còn gọi là ống tiêu hóa) cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (gồm lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Đường tiêu hóa dài khoảng 9 mét ở người lớn, chia thành hai phân đoạn. Miệng, họng, thực quản, và dạ dày là những cơ quan tạo nên ống tiêu hóa trên. Ống tiêu hóa dưới có ruột non, ruột già (gồm ruột thẳng và hậu môn). - Đường tiêu hóa thực hiện bốn hoạt động chính: ăn uống, tiêu hóa, hấp thu và đào thải. Khi ta ăn, thực phẩm được phân hủy cơ học bằng việc nghiền (nhai) và phân hủy hóa học với trợ giúp của nhiều loại enzyme. Enzyme có trong dịch tiết ra từ nhiều tuyến khác nhau của hệ thống tiêu hóa như nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột, dịch tụy và mật. - Khi thức ăn đã được "tán nhỏ" cả về kích thước lẫn cấu trúc phân tử qua quá trình phân giải, còn gọi là dị hóa (catabolism), các hạt dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột vào máu và mạch bạch huyết để được đưa đến các tế bào của cơ thể, rồi lại được tổng hợp lại thành những chất xây dựng nên cơ thể chúng ta, quá trình này gọi là đồng hóa (anabolism). - Ruột loại bỏ bất kỳ thực phẩm nào không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ được (chẳng hạn các chất xơ thực vật) dưới dạng phân. Phân còn chứa mật, mang độc tố và các chất thải do sự phân hủy của hồng cầu. Mật chứa bilirubin có nguồn gốc từ tế bào hồng cầu đã chết làm phân có màu nâu. - Trong hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, khoảng 1/3 chất thải tạo thành từ vi khuẩn đường ruột đã chết. Phần còn lại là chất xơ khó tiêu và bong ra khỏi niêm mạc ruột. Bản thân đường tiêu hóa, cùng các cơ quan thải độc khác tạo thành liên hợp xử lý chất thải công suất khổng lồ trong cơ thể. Cơ thể hoạt động được trơn tru và hiệu quả chỉ khi ruột loại bỏ được tất cả các chất thải tạo ra hàng ngày. - Nhưng nhiều khi cỗ máy đó bị quá tải và tắc nghẽn, cùng lúc gây ra hai điều tai hại: một là chất thải độc hại bị tích lại, ngấm ngược vào máu và đi khắp cơ thể; hai là những độc tố đó tấn công đường tiêu hóa cũng như các bộ phận khác. Tinh trạng nhiễm độc kéo dài tạo ra vòng luẩn quẩn – cơ thể thì bị chứa chất ngày càng nhiều độc tố, trong khi đường tiêu hóa suy yếu dần làm khả năng thải độc của nó ngày càng giảm. Khi thấy hình ảnh các đoạn ruột của mình bị biến dạng hoặc kết quả nội soi báo có u nang, polyp trong dạ dày, ruột non, ruột già, bạn hiểu cho đường tiêu hóa đã phải vất vả đến đâu, đang bị đe dọa ra sao và cần được trợ giúp tới mức nào.
|
|
Xem
|
Có những phương pháp nào để làm sạch toàn bộ đường tiêu hóa?
|
Có những phương pháp nào để làm sạch toàn bộ đường tiêu hóa?
|
Có 6 phương pháp cơ bản làm sạch toàn bộ đường tiêu hóa: 1. Làm sạch đường tiêu hóa bằng nước muối biển; 2. Làm sạch đường tiêu hóa bằng bột Amla; 3. Kết hợp làm sạch đường tiêu hóa bằng nước muối biển và bột Amla; 4. Làm sạch đường tiêu hóa bằng khoáng sét, mã đề và cafe enema; 5. Làm sạch đường tiêu hóa bằng muối Epsom;
6. Làm sạch đường tiêu hóa bằng Baking soda: Link tham khảo: https://www.facebook.com/groups/thaidocviethealthy/posts/2910218452578106/
|
|
Xem
|
Hướng dẫn cách làm sạch đường tiêu hóa bằng nước muối biển?
|
Hướng dẫn cách làm sạch đường tiêu hóa bằng nước muối biển?
|
CHUẨN BỊ: • Muối biển tinh khiết: 2 – 2,5 thìa cafe đầy (khoảng 14g-18g) • 1 trái chanh • 3 ly đựng nước • 1 thìa cafe (loại 5ml). • 1,1 lít nước ấm 35oC – 38oC • 1 vài lát gừng hoặc chanh CÁCH LÀM: • Buổi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân xong, tiến hành pha nước muối và uống. Có 2 cách pha: o Cách 1: Pha hết muối biển vào 1,1 lit nước ấm, vắt chanh vào (nếu cần), sau đó từ từ uống hết. o Cách 2: chia 1,1 lít nước ấm thành 3 ly nước, pha tất cả lượng muối vào 1 ly và vắt chanh vào. Uống ly nước ấm trước, sau đó uống ly nước muối chanh và cuối cùng uống ly nước ấm (hoặc uống xen kẽ 1 ngụm nước muối chanh giữa 2 ngụm nước ấm). • Uống hết trong thời gian 10 -15 phút. Sau đó ngậm 1 lát gừng hoặc chanh để giảm cảm giác buồn nôn (nếu có). • Đi lại thư giãn, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi có nhu cầu cần đi vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh khoảng 4 - 5 lần, hệ thống đường ruột gần như sạch hoàn toàn. • 1 giờ sau khi bài tiết hết, có thể ăn sáng nhẹ với các món ít dầu mỡ. LƯU Ý: • Những trường hợp cần cẩn thận, chưa nên làm ngay: bệnh tim mạch; trẻ em và người lớn tuổi có sức đề kháng yếu; phụ nữ có thai và cho con bú; người có các khối u tại đường tiêu hóa; bệnh nan y, lây nhiễm; suy, hư thận (riêng người bị thận yếu, nên sử dụng baking soda và trà pasley để cải thiện tình trạng của thận. • Với những ai bị trào ngươc, vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày: Nên thải độc nhẹ nhàng bằng ccafe enema, uống khoáng sét, vỏ hạt mã đề trong 2 tuần trước khi tẩy sỏi. • Với bệnh nhân thận yếu hoặc huyết áp cao: Nên sử dụng bột amla thay cho muối biển. • Tần suất thực hiện: • Lần đầu nên thực hiện liệu trình này liên tục 7 ngày. • Hoặc có thể làm ngày thứ 7, Chủ nhật và kéo dài trong 4 tuần. • Sau đó, duy trì đều đặn 1 tuần làm 1 lần. • Nếu mới làm lần đầu, hoặc khó bài tiết: nên pha 3 thìa cà phê đầy muối biển (khoảng 21g) • Sau khi uống hết nước muối chanh khoảng 45 phút mà chưa đi vệ sinh được: uống thêm nước ấm, đi lại, tập một vài động tác yoga đơn giản. • Chỉ dùng muối biển tự nhiên sạch, không sử dụng các loại muối ăn chứa iot, muối tinh luyện. • Hàng ngày, nên uống nhiều nước để thận bài tiết lượng muối còn dư và giúp cơ thể thải độc. • Đối với những người sức khỏe yếu: trước đó (2 tuần – 4 tuần) cần uống nước dừa, nước ép rau củ (green juice), bột xanh … để giúp cân bằng điện giải và tăng thể lực.
|
|
Xem
|
Hướng dẫn cách làm sạch đường tiêu hóa bằng bột amla?
|
Hướng dẫn cách làm sạch đường tiêu hóa bằng bột amla?
|
CHUẨN BỊ • 5 – 6 thìa cà phê đầy bột amla (30 - 35g) • Bình thủy tinh 1,2 - 1,5 lít • Thìa cà phê (5ml) • Ly uống nước • 1,5 lít nước ấm (khoảng 35oC – 38oC) • Vài lát gừng hoặc chanh tươi CÁCH LÀM • Tương tự như phương pháp uống nước muối biển: tốt nhất nên thực hiện vào sáng sớm. • Pha 5 thìa cà phê đầy bột amla với 1 – 1,5 lít nước ấm, khuấy đều, ngâm khoảng 10 - 15 phút cho bột lắng xuống đáy. • Rót ra ly và uống từ từ cho đến hết. Sau đó, ngậm gừng hoặc chanh để giảm cảm giác buồn nôn (nếu có). • Có thể thêm 1 ít nước ấm ngâm lần 2, lần 3 với bột amla và uống thêm nếu vẫn chưa có cảm giác muốn đi vệ sinh. • Đi vệ sinh vài lần (5-7 lần) cho đến khi chỉ còn thải ra nước có màu nâu của bột amla, không còn chất bẩn khác. • Tần suất thực hiện: tương tự như phương pháp uống nước muối biển. LƯU Ý • Tương tự như mục "Làm sạch đường tiêu hóa bằng nước muối biển";
|
|
Xem
|
Kết hợp làm sạch đường tiêu hóa bằng muối biển và bột amla?
|
Kết hợp làm sạch đường tiêu hóa bằng muối biển và bột amla?
|
CHUẨN BỊ • 4 - 5 thìa cà phê đầy bột amla (24g - 30g) • 1 – 2 thìa cà phê đầy muối biển (7g - 14g) • Bình thủy tinh 1,2-1,5 lít • Thìa cà phê (loại 5ml) • 1,5 lít nước ấm khoảng 35-38 độ • Vài lát gừng hoặc chanh CÁCH LÀM Có 2 cách pha vào 1 – 1,5 lít nước ấm: • 4 thìa cà phê đầy bột amla với 1 thìa cà phê đầy muối biển, hoặc • 3 thìa cà phê đầy bột amla với 2 thìa cà phê đầy muối biển Phương pháp này giúp dễ uống hơn, vì muối làm giảm độ chua của amla và amla làm dịu độ mặn của muối. LƯU Ý • Tương tự như mục "Làm sạch đường tiêu hóa bằng nước muối biển";
|
|
Xem
|
Làm sạch đường tiêu hóa bằng khoáng sét, mã đề và cafe enema, kết hợp hỗ trợ đau dạ dày, bao tử, hP?
|
Làm sạch đường tiêu hóa bằng khoáng sét, mã đề và cafe enema, kết hợp hỗ trợ đau dạ dày, bao tử, hP?
|
CHUẨN BỊ • Baking soda • Khoáng sét bentonite • Vỏ hạt mã đề • Nước ép rau củ tươi (green juice) • Bột cafe (loại dùng để thải độc) • Bộ truyền enema • Nước ấm • Thìa cafe (loại 5ml) • Ly thủy tinh CÁCH LÀM • Sáng ngủ dậy: làm cafe enema (xem hướng dẫn làm coffee enema) và đi vệ sinh. • Pha 1 thìa cà phê gạt khoáng sét bentonite với 200ml nước ấm (cho vào chai lắc mạnh đến khi tan hết). Sau đó uống hết, bỏ cặn. • 30 phút tiếp theo: uống dung dịch gồm 1 thìa cafe vỏ hạt mã đề pha với 150ml nước ấm. Tiếp tục uống thêm 1 ly nước ấm. • 2 giờ sau khi uống khoáng sét có thể ăn sáng, hoặc không ăn (nếu không đói). • Trước khi ăn trưa 30 phút: uống dung dịch pha ½ thìa cafe baking soda với 150ml nước ấm. • 2 giờ sau khi kết thúc ăn trưa: làm cafe enema hoặc enema với 500ml nước ấm pha 2 thìa canh giấm táo. • 30 phút trước khi ăn tối: uống 1 ly nước ép rau củ xanh (green juice). • 2 giờ sau khi kết thúc bữa tối: tiếp tục uống 1 thìa cà phê gạt khoáng sét bentonite pha với 200ml nước ấm. LƯU Ý • Phương pháp này có thể dùng để thay thế cho các phương pháp làm sạch toàn bộ đường tiêu hóa nêu trên. • Phương pháp này giúp làm bong chất bẩn bám lâu ngày trên thành ruột nên phân sẽ có màu sẫm, đen và thường đặc. • Đây là phương pháp rất tốt để chữa táo bón, tiêu chảy, vi khuẩn HP, trào ngược dạ dày, loét bao tử …. • Trong những ngày thực hiện: pha 2 thìa cà phê bột amla với nhiều nước, uống hàng ngày để bổ sung vitamin C. • Uống thêm men tiêu hóa (probiotic), sữa chua kefir, trà kombucha để bổ sung khuẩn tốt cho đường ruột. • Chỉ uống khoáng sét bentonite ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc hay thực phẩm chức năng.
|
|
Xem
|
Làm sạch đường tiêu hóa bằng muối Epsom?
|
Làm sạch đường tiêu hóa bằng muối Epsom?
|
Súc rửa đường tiêu hóa bằng muối Epsom: Hòa 25-30gr muối Epsom với 1 cốc (250 ml) nước ấm, uống khi bụng đói và uống thêm 2-3 cốc nước sau đó để xả.
|
|
Xem
|
Thời gian bao lâu thì nên súc rửa toàn bộ đường tiêu hóa 1 lần?
|
Thời gian bao lâu thì nên súc rửa toàn bộ đường tiêu hóa 1 lần?
|
Tùy theo mục đích. Nếu để trị vi khuẩn HP và viêm loét dạ dày có thể súc rửa đường tiêu hóa bằng khoáng sét, mã đề và coffee enema hàng ngày trong khoảng 2 - 4 tuần, tùy theo mức độ bệnh. Nếu để tẩy nấm hoặc tẩy sỏi gan mật, có thể súc rửa đường tiêu hóa bằng nước muối biển hoặc bột Amla từ 3 - 5 ngày trước liệu trình tẩy nấm, sỏi. Trường hợp để phòng bệnh thì nên súc rửa đường tiêu hóa 1 - 2 tuần/ 1 lần;
|
|
Xem
|
Thực hiện thải độc hệ tiêu hóa bằng nước muối biển hoặc bột amla tốt nhất khi nào?
|
Thực hiện thải độc hệ tiêu hóa bằng nước muối biển hoặc bột amla tốt nhất khi nào?
|
Tốt nhất là thực hiện vào buối sáng sau khi ngủ dậy lúc bụng đói
|
|
Xem
|
Nếu uống nước muối chanh hoặc amla mà 60 phút sau vẫn không xả được thì nên làm gì?
|
Nếu uống nước muối chanh hoặc amla mà 60 phút sau vẫn không xả được thì nên làm gì?
|
Kiểm tra lại xem lại lượng muối và nước pha có đúng và uống có đủ không? Nếu chưa đủ uống thêm Đồng thời có thể áp dụng một số biện pháp như tập 4 động tác yoga hít thở xoa bụng, nuốt chuối chín, dùng 4 ngón tay vuốt quanh miệng từ phải qua nhân trung sang trái và kéo xuống cằm (7 lần), nằm nghiêng phải thẳng chân 15 phút. Sau đó nếu vẫn không xả được thì làm cafe enema.
|
|
Xem
|
Nếu khách không thể uống nước muối hoặc amla do hay bị nôn và không xả được thì còn cách nào tốt hơn để giúp khách làm sạch hệ tiêu hóa không?
|
Nếu khách không thể uống nước muối hoặc amla do hay bị nôn và không xả được thì còn cách nào tốt hơn để giúp khách làm sạch hệ tiêu hóa không?
|
Có thể hướng dẫn khách thực hiện phương pháp uống khoáng sét với mã đề kết hợp làm cafe enema hoặc phương pháp uống muối Epsom.
|
|
Xem
|
Súc rửa ruột bằng nước muối biển, hoặc bột amla và uống khoáng sét, mã đề kết hợp café enema giống và khác nhau thế nào?
|
Súc rửa ruột bằng nước muối biển, hoặc bột amla và uống khoáng sét, mã đề kết hợp café enema giống và khác nhau thế nào?
|
Giống nhau: đều là phương pháp làm sạch đường tiêu hóa; Khác nhau: - Nước muối và amla súc ruột có thể làm sạch bề mặt đường tiêu hóa; - Khoáng sét ngoài việc làm sạch đường tiêu hóa như nước muối và amla, còn có tác dụng hút độc tố và các kim loại nặng. Mã đề là chất xơ có tác dụng quét dọn các chất cặn bã cùng khoáng sét đã hút độc tố và kim loại nặng, sau đó tất cả được thải ra ngoài nhờ cafe enema => phương pháp này tác dụng tốt hơn uống nước muối, amla;
|
|
Xem
|
Sau tẩy sỏi cần ăn kiêng gì?
|
Sau tẩy sỏi cần ăn kiêng gì?
|
Sau tẩy nấm tẩy sỏi gan cần kiêng ăn dầu mỡ, đạm động vật ( bao gồm trứng, sữa, nước mắm…)
|
|
Xem
|
Vì sao cần làm sạch hệ tiêu hóa trước khi vào liệu trình tẩy sỏi gan?
|
Vì sao cần làm sạch hệ tiêu hóa trước khi vào liệu trình tẩy sỏi gan?
|
Đường tiêu hóa sạch thì khi tẩy sỏi gan mới có hiệu quả cao
|
|
Xem
|
Tại sao phải làm sạch đường tiêu hóa trước khi tấy sỏi gan? Và tại sao làm café enema thôi chưa đủ?
|
Tại sao phải làm sạch đường tiêu hóa trước khi tấy sỏi gan? Và tại sao làm café enema thôi chưa đủ?
|
Thải độc cafe chỉ giải quyết có 2/3 đại tràng, còn việc uống là mình làm sạch từ khoang miệng, cả ruột non rồi đến ruột già sau đó mình làm cafe là sạch từ trên xuống. Vì vậy cần làm sạch từ đường uống để sạch cả ruột non thì hiệu quả tẩy sỏi sẽ cao. Vì sỏi, mảng bám, màng nhầy sẽ được bong tróc từ gan xuống thẳng ruột non.
|
|
Xem
|