Q | Q | A | Tags | |
---|---|---|---|---|
Enzyme là gì? | Enzyme là gì? |
Enzyme là tên gọi chung cho các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành từ các tế bào sinh vật. Enzyme tham gia vào tất cả các hoạt động thiết yếu để duy trì sự sống như tổng hợp, phân giải, vận chuyển các chất, đào thải, thải độc, cung cấp năng lượng…. Cơ thể có thể tạo ra 2 loại enzyme chính: - Enzyme tiêu hóa hóa được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy, ruột non và gan giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Enzyme tiêu hóa có thể phân ra thành 3 nhóm chính: Amylase phá vỡ tinh bột và carb thành đường; Protease phá vỡ protein thành axit amin; Lipase phân hủy lipid (chất béo, dầu mỡ) thành glycerol và axit béo. - Enzyme chuyển hóa sản sinh trong các tế bào, giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này rất quan trọng cho cơ thể vì chúng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ, hít thở, chuyển động... |
Xem | |
Vì sao cần phải bổ sung enzyme cho cơ thể? | Vì sao cần phải bổ sung enzyme cho cơ thể? |
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme: - Cấu trúc enzyme sẽ bị phá vỡ khi cơ thể bị sốt cao; - Độ pH của dạ dày, ruột cũng ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme; - Các hóa chất, như thuốc khánh sinh cũng ức chế khả năng của enzyme; - Chế độ ăn uống bất hợp lý cũng ảnh hưởng hoạt động của enzyme; Vì vậy cần phải bổ sung enzyme thông qua chế độ ăn uống hợp lý để chia sẻ bớt gánh nặng cho quá trình sản xuất tự nhiên của cơ thể. |
Xem | |
Thực phẩm nào chứa nhiều enzyme? | Thực phẩm nào chứa nhiều enzyme? |
Hai nhóm thực phẩm chính chứa nhiều enzyme: - Trái cây: như bơ, chuối, dứa, đu đủ, xoài, kiwi, gừng,... - Đồ ăn lên men: như trà kombucha, sữa chua, kefir, dưa chua, bắp cải muối, kimchi....hoặc mật ong là siêu thực phẩm chứa enzyme. |
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. |
- BÀI 11 : CÁC SẢN PHẨM CƠ BẢN CUNG CẤP NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG VÀ VI LƯỢNG Link: https://safechat.com/post/3085149178877113543
|
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 10: NGUYÊN TẮC CHẾ BIẾN MỘT SỐ ĐỒ ĂN TỐT CHO SỨC KHỎE ( PHẦN 1 ) | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 10: NGUYÊN TẮC CHẾ BIẾN MỘT SỐ ĐỒ ĂN TỐT CHO SỨC KHỎE ( PHẦN 1 ) |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. Link : https://safechat.com/post/3084350062020567815 |
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 10: NGUYÊN TẮC CHẾ BIẾN MỘT SỐ ĐỒ ĂN TỐT CHO SỨC KHỎE ( PHẦN 2) | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 10: NGUYÊN TẮC CHẾ BIẾN MỘT SỐ ĐỒ ĂN TỐT CHO SỨC KHỎE ( PHẦN 2) |
1.2. Chất đạm
Có hai nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm từ động vật và từ thực vật. Nguồn đạm từ động vật cung cấp đầy đủ một số vitamin và khoáng chất cơ thể cần. Cũng vì lý do đó, những người ăn chay muốn khỏe mạnh thì phải bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất không có trong thực phẩm từ nguồn gốc thực vật. Lượng đạm động vật cơ thể cần không nhiều: 1g trên 1kg cân nặng, tức là người nặng 50kg ăn quãng 150 - 200g thịt/ngày là quá đủ. Trứng các loại là nguồn cung cấp đầy đủ và cân bằng các loại chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất cơ thể cần. Mỗi ngày ăn 100g (tức là quãng 2 quả trứng gà ta, hoặc 1 quả trứng gà công nghiệp) là hợp lý. Đối với chất béo và chất bột, cần chú trọng đến nguồn, loại và cách chế biến, do vậy tác giả đã nói rõ ở trên. Còn với chất đạm, không yêu cầu chế biến gì đặc biệt, miễn tuân thủ đúng các yêu cầu về nguồn, lượng, loại, vì vậy không đề cập đến cách chế biến. 2. Chế biến các thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và enzyme Có rất nhiều cách để chế biến các món rau sống trộn, kiểu tây, ta, mỗi món có những vị rất riêng biệt -Trộn nộm kiểu Việt Nam: thường món nộm trộn kiểu Việt Nam hay bị bóp và vắt bớt nước trong rau, củ. Tuyệt đối không nên làm vậy, vì làm vậy, bạn loại đi rất nhiều dinh dưỡng từ nước đó. Trộn bình thường như trộn nộm, sau đó dùng dầu dừa hoặc ghee phi với tỏi (hành, thảo dược), rồi trộn vào. Món nộm sẽ đậm đà hơn, và đặc biệt là cung cấp cho bạn thêm lượng calo khá nhiều từ chất béo tốt. -Rau sống trộn nước sốt cà chua: sốt cà chua với dầu dừa hoặc ghee phi thảo dược, rồi rưới lên rau củ sống, cũng là một món ăn vừa tốt, vừa cung cấp chất béo, vitamin, khoáng chất và enzyme. -Các loại salad trộn kiểu Tây: với các món này, dùng dầu olive extra virgin là ngon nhất. Bạn có thể dùng cách trộn này với tất cả các loại rau, củ quả ăn sống được. Có thể trộn lẫn rau với các loại quả phù hợp như cam, táo, nho, bưởi… Cách trộn như sau: cắt rau, củ quả vừa miếng ăn (theo ý thích của từng người). Cho muối, dầu olive extra virgin (thường phần salad cho một người ăn tôi trộn quãng 40 - 50ml dầu), vắt chanh (hoặc giấm đen, giấm táo, giấm dừa, giấm chuối…), trộn thật đều tay và nếm, thấy vừa miệng mình ăn là được. -Bạn cũng có thể dùng rau hoặc củ hấp sơ, để nguội rồi trộn như trên. 3. Chế biến các thực phẩm cung cấp men tiêu hóa Các loại sữa chua làm từ đậu nảy mầm, nước dừa với cơm dừa non, nước dừa với đậu nảy mầm và khoai lang đều rất ngon và phù hợp cho các bữa ăn sáng. Sữa chua đậu nảy mầm -Đậu nảy mầm nấu chín, thêm nước lọc để xay mịn, cho vào hũ thủy tinh. -Dùng thêm 5% men sữa chua Hy Lạp, trộn đều với đậu nảy mầm đã được xay mịn. -Đậy kín nắp để ở nhiệt độ phòng nếu đậu còn ấm tay (khoảng 40 độ C). -Nếu đậu đã nguội thì ngâm cả hũ sữa chua đậu trong nồi nước (nhiệt độ nước pha theo tỉ lệ 2 phần nước sôi, 1 phần nước lạnh). -Sau 4 tiếng thì mở nắp kiểm tra độ chua của sữa chua, vừa vị thì cho vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần. Sữa chua làm từ nước dừa, cơm dừa non -Xay mịn nước dừa với cơm dừa non, thêm 5% sữa chua Hy Lạp, cho vào hũ thủy tinh đánh đều. -Ngâm trong nồi nước ấm (nước pha theo tỉ lệ 2 phần nước sôi, 1 phần nước lạnh). -Sau 4 tiếng thì mở nắp kiểm tra độ chua của sữa chua, vừa vị thì cho vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần. Sữa chua làm từ nước dừa, đậu nảy mầm và khoai lang -Đậu nảy mầm, khoai lang nấu chín, xay mịn cùng nước dừa tươi, cho vào hũ thủy tinh. -Thêm 5% sữa chua Hy Lạp vào đánh đều, đậy nắp kín. -Ngâm trong nồi nước ấm (nước pha theo tỉ lệ 2 phần nước sôi, 1 phần nước lạnh). -Sau 4 tiếng thì mở nắp kiểm tra độ chua của sữa chua, vừa vị thì cho vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần. Link : https://safechat.com/post/3084350062020567815
|
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 9: CÁCH LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP - ĂN ĐỦ CALORIES VÀ ĐỦ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (đủ lượng và đủ chất) | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 9: CÁCH LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP - ĂN ĐỦ CALORIES VÀ ĐỦ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (đủ lượng và đủ chất) |
BÀI 9: CÁCH LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP - ĂN ĐỦ CALORIES VÀ ĐỦ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (đủ lượng và đủ chất)
1.ĐỦ CALORIES TỪ NGUỒN THỰC PHẨM LÀNH MẠNH Ăn bao nhiêu chất béo, đạm và carb một ngày? Nghiên cứu của trường đại học McMaster Canada (McMaster University), theo dõi 135,000 người sống tại 18 nước trong quãng 7 năm. Sau khi phân tích dữ liệu, có kết luận rằng: Những người ăn hơn 68% calories từ carb có tỉ lệ chết cao hơn 28% so với những người ăn ít carb hơn. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng chủ yếu carb là từ các loại đường bột và ngũ cốc tinh chế (bánh mì hoặc gạo trắng, đường, nước ngọt…). Các loại carb tinh chế làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư…Bởi vậy, lời khuyên là nên ăn các loại carb nguyên cám, thay vì tinh chế. Còn về chất béo: kết luận ngược lại – khi ăn nhiều chất béo hơn, tỉ lệ chết giảm đi. Trong nghiên cứu trên: những người được cung cấp 35% calories từ chất béo có tỉ lệ chết giảm 23% so với những người chỉ ăn 11% calories từ chất béo, bất kể chất béo bão hòa hay chưa bão hòa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn ít chất béo thường dẫn tới tăng cân. Sự giao động nhỏ giữa tỉ lệ carb, chất béo và đạm không gây hậu quả gì lớn, nếu đảm bảo nguồn thực phẩm lành mạnh: chất béo tốt và carb nguyên cám KẾT LUẬN: Ăn đủ calories từ các nguồn thực phẩm lành mạnh là điều tối quan trọng với sức khỏe. Khi giảm ăn loại này, thì phải tăng loại khác lên, để đảm bảo cơ thể nhận đủ năng lượng, thì mới có thể khỏe mạnh. 2. ĐỦ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG TỪ SỰ ĐA DẠNG CỦA TẤT CẢ CÁC LOẠI THỰC PHẨM (mỗi ngày ăn từ 300 - 500 gr rau và hoa quả là vừa đủ - sự đa dạng là ĐIỀU TỐI QUAN TRỌNG).. Link : https://safechat.com/post/3079937560739584471
|
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 8: THỨC ĂN ĐƯỢC TIÊU HÓA RA SAO | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 8: THỨC ĂN ĐƯỢC TIÊU HÓA RA SAO |
BÀI 8: THỨC ĂN ĐƯỢC TIÊU HÓA RA SAO 1.Đường đi của thức ăn Con đường từ miệng đến hậu môn của thức ăn đi qua nhiều công đoạn với thời gian rất khác nhau, trong khoảng 12 đến 72 tiếng. -Miệng -Họng -Thực quản -Dạ dày: 3- 6 tiếng -Ruột non (6 m): 2 – 6 tiếng -Ruột già (1,5m): 4 – 72 tiếng -Kết tràng: hấp thụ tiếp các dinh dưỡng còn lại: vitamin K, các khuẩn của hệ vi sinh sẽ lên men chất xơ sản xuất chất béo chuỗi ngắn. Chính là lý do hệ vi sinh đường tiêu hóa chủ yếu nằm ở kết tràng -Trực tràng: tống phân ra ngoài càng nhanh càng tốt 2.Quá trình tiêu hóa đồ ăn Các chất đa lượng được tiêu hóa với nhiều cơ chế, tại các giai đoạn khác nhau trong đường tiêu hóa, với những điều kiện khác nhau: Tiêu hóa đường bột (carb): quãng 5% tinh bột bị phân giải trong miệng. Trong dạ dày nó được nghiền nhỏ hơn và trộn đồng đều thành hỗn hợp. Tại ruột non, dịch tụy tiết ra từ tuyến tụy, dịch ruột từ lông ruột - tất cả đều chứa nhiều enzyme amylase, tinh bột phức tạp được phân giải thành đường đơn giản (glucose, fructose và galactose), thấm qua thành ruột vào máu, theo hệ tuần hoàn đến khắp cơ thể. Cơ quan đầu tiên tiếp nhận là gan, rồi tiếp tục được chuyển hóa hoặc trữ theo sự điều khiển của hệ nội tiết Tiêu hóa chất đạm (protein): thức ăn chứa đạm được nhai nghiền trong miệng, đẩy xuống dạ dày. Quá trình phân giải xảy ra ở dạ dày, khi dịch vị chứa axit hydrochloric và enzyme pepsin hoạt động trong môi trường axit bắt đầu tách các chuỗi protein thành các mảnh nhỏ. Sự co thắt cơ học của dạ dày giúp trộn protein. Quá trình tiêu hóa protein phần lớn xảy ra ở ruột non. Tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa có chứa các loại enzyme bẻ nhỏ các phân tử protein. Thành ruột non giải phóng các enzyme hoạt động trong môi trường kiềm để phân tách các đoạn protein đơn giản hơn thành các axit amin riêng lẻ. Tiếp tục di chuyển trong ruột non, các axit amin được thành ruột hấp thu vào mạch máu và đẩy vào gan. Tiêu hóa chất béo: một phần chất béo được phân giải hóa học khi trộn với nước bọt trong miệng. Khi bị nhai nhỏ và nhũ hóa, chất béo trong thức ăn tiếp xúc với enzyme lipase và bị thủy phân thành những giọt li ti, tách khỏi môi trường nước. Các enzyme lipase trong dạ dày tiếp tục phân giải mỡ béo thành diglyceride và axit béo, hoạt động co bóp của dạ dày nhào chúng vào dưỡng chấp. Tuy nhiên rất ít chất béo được xử lý hóa học ở đây. Chất béo không hòa tan được trong nước nên phải đợi tới ruột non, dịch mật chứa nhiều muối mật mới nhũ hóa được chất béo, tức là giữ cho các phân tử lơ lửng trong nước - do vậy tăng diện tích bề mặt của hạt chất béo tới hơn 1000 lần để tiếp cận tốt với các enzyme lipase. Các enzyme này phân giải chất béo thành dạng đơn giản là axit béo và monoglyceride. Chúng lại được muối mật bọc lại thành các micelle để hòa vào nước và đi đến các lông ruột. Tại đây chúng cởi áo micelle và ngấm qua thành ruột để đi vào máu. 3.Thời gian tiêu hóa Trước khi thức ăn vào ruột già rồi được thải ra ngoài, các dưỡng chất trải qua con đường tiêu hóa rất khác nhau, tùy thuộc vào thành phần thức ăn, cách nấu nướng, cách ăn uống và tất nhiên cả giới tính, thể trạng của từng người. Mặt khác, rất khó xác định tách biệt thời gian tiêu hóa từng loại thức ăn, các tài liệu thường chỉ đánh giá thời gian từ lúc ăn đến khi thức ăn rời khỏi dạ dày mà bỏ qua thời gian thức ăn chu du tại ruột non, nơi diễn ra quá trình tiêu hóa rất quan trọng và kéo dài. Nhìn chung, thực phẩm chứa dưỡng chất có thành phần càng phức tạp thì tiêu hóa càng chậm. Ví dụ như với đường bột, là chất được tiêu hóa nhanh nhất, những loại đường đơn giản tiêu hóa nhanh và vào máu ngay, chất bột càng phức tạp (như thực phẩm nguyên cám) sẽ ở càng lâu trong hệ tiêu hóa. Sau đó đến protein, ăn nhiều nó làm tăng thời gian thức ăn trong dạ dày, khiến ta cảm thấy no lâu. Chất béo mất thời gian tiêu hóa lâu nhất, nhưng lại còn tùy vào độ phức tạp (độ dài) của phân tử axit béo. Link : https://safechat.com/post/3079719261366375883
|
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 7: CƠ CHẾ ĐỐT NĂNG LƯỢNG VÀ CÁCH LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP (ĐỦ CALORIES VÀ ĐỦ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG). | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 7: CƠ CHẾ ĐỐT NĂNG LƯỢNG VÀ CÁCH LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP (ĐỦ CALORIES VÀ ĐỦ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG). |
BÀI 7: 1. CƠ CHẾ ĐỐT NĂNG LƯỢNG VÀ CÁCH LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP (ĐỦ CALORIES VÀ ĐỦ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG). 2.KHÁI NIỆM VỀ BMR (LƯỢNG CALORIES TỐI THIỂU CẦN MỖI NGÀY) 1. CƠ CHẾ ĐỐT NĂNG LƯỢNG. Để kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể và đốt đi, khoa học chọn cách đếm calo vào và calo ra, để điều chỉnh mức năng lượng ròng (nhập trừ đi xuất) nạp vào cơ thể mỗi ngày, đảm bảo không bị dư calo và do vậy giữ cho trọng lượng ở mức mình muốn. Ở đầu vào, yếu tố gây sai số nhiều nhất liên quan đến hiệu ứng nhiệt của thực phẩm. Cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để tiêu hóa, hấp thụ và bài tiết các chất dinh dưỡng từ bữa ăn của chúng ta. Trung bình khoảng 10% năng lượng ăn vào cần để xử lý chính lượng thực phẩm đó, nhưng tỷ lệ này rất khác nhau tùy thức ăn. Chẳng hạn đường bột và chất béo cần khoảng 5-15% năng lượng, còn protein cần 20-35%. Đây là một dải rất rộng, ảnh hưởng lớn tới số calo thực sự nạp vào cơ thể. Có những loại thực phẩm như cần tây hay bưởi, coi là nạp năng lượng âm – nghĩa là năng lượng dùng để xử lý chúng còn nhiều hơn số calo trong đó. Trung tâm thực phẩm chức năng tại Đại học Oxford Brookes đã nghiên cứu về tác động của ớt và chất béo chuỗi trung bình (MTC), có nhiều trong dầu dừa, và kết luận rằng "thêm ớt và MCT vào bữa ăn sẽ tăng hiệu ứng nhiệt của thực phẩm hơn 50%, dùng thường xuyên có thể giúp giảm cân. Cơ thể chúng ta là cỗ máy kỳ diệu có thể chạy với nhiều loại nhiên liệu rất khác nhau. Có hai yếu tố hay bị bỏ qua trong cách hiểu về cân bằng calo vào-ra trong cơ thể. Một là không phải dinh dưỡng đa lượng nào cũng dễ dàng giải phóng ra năng lượng. Hai là, như đã nói ở trên, phải tiêu tốn năng lượng cho quá trình này - được gọi là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm, nên không phải cứ ăn vào bao nhiêu là ta có cất đi được ngần đó năng lượng. Cồn và ketone sẽ được dùng trước bởi chúng dễ bay hơi. Gan cũng chỉ đẩy chúng vào máu, ngoài ra không còn nơi nào khác chứa chấp được hai loại này. Đạm khó chuyển thành năng lượng và được dùng chủ yếu cho hoạt động tạo cơ (muscle protein synthesis - MPS). Cơ thể tốn rất nhiều nguồn lực để chuyển hóa protein thành phân tử năng lượng (ATP) nên nó là nguồn năng lượng không hiệu quả và chỉ phải dùng đến khi mọi thứ khác đã cạn kiệt, như ta buộc phải mang sập gụ tủ chè để nhóm bếp nấu cơm vậy. Protein cũng làm ta no rất nhanh, do vậy ăn nhiều đạm làm chóng chán. Đường bột (glucose) được huy động cho những hoạt động tức thì, trong khi chất béo là nguồn năng lượng có thể cất giữ lâu dài và là loại nhiên liệu cháy âm ỉ cho hoạt động hàng ngày. Dù đường bột và chất béo là hai nguồn năng lượng chính, nhưng khi nồng độ glucose trong máu cao thì kể cả mỡ có sẵn trong máu cũng không được đụng tới. Cơ thể chỉ chứa được khoảng 5 gam glucose trong máu (bằng thìa cà phê). Chỉ ăn vào một chút đường đã làm mức đường huyết vọt lên tức thì, nhất là khi các kho lưu trữ chất béo đã đầy ứ và không thể nhập thêm được năng lượng thừa nữa. Cơ thể có thể chuyển đổi đường bột thành chất béo thông qua quá trình gọi là de novo lipogenesis. Nhưng phần lớn chất béo từ thức ăn sẽ được tích trữ lại vì cơ thể sẽ ưu tiên đốt glucose trước, còn mỡ mới ăn vào được cất đi. Cũng chẳng hẳn chất béo là nguồn năng lượng tốt hơn đường bột nên phải để dành, đơn giản vì glucose trình diện trong máu ngay tức thì và "nổi trội" hơn trong cả dòng máu và các mô mỡ. Tóm lại, trước khi đụng đến mỡ trong các tế bào mỡ, cơ thể cần phải dùng hết glucose và mỡ trong máu đã – đây là điểm rất quan trọng cho phương pháp DDF nói tới dưới đây. Có thể coi glucose trong máu, glycogen trong gan và chất béo trong các mô mỡ là các kho chứa nguyên liệu riêng biệt, nhưng liên thông với nhau. Khi mức glucose trong máu đã cạn, dự trữ glycogen trong gan sẽ được huy động. Khi gan hết cả glycogen để cung cấp, cơ thể dùng đến mỡ trong máu và cuối cùng là mỡ tích trữ trong mô mỡ. Có thể hình dung các lớp năng lượng được xếp chồng lên nhau trong cơ thể từ trên xuống dưới như sau (theo thứ tự sử dụng): -Đường huyết -Glycogen trong gan -Axit béo tự do trong máu -Mỡ cơ thể (trong các mô mỡ) 2. KHÁI NIỆM VỀ BMR (LƯỢNG CALORIES TỐI THIỂU CẦN MỖI NGÀY) Cơ chế điều chỉnh tiêu thụ năng lượng của cơ thể Não bộ kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng, chủ yếu thông qua quá trình sinh nhiệt (cho nên ta hay nói là đốt mỡ), nghĩa là biến năng lượng đưa vào từ thực phẩm thành nhiệt năng phục vụ cho mọi hoạt động trong cơ thể. Con người cần lượng năng lượng tối thiểu để tồn tại, đo bằng chỉ số: tốc độ chuyển hóa cơ bản (basal metabolic rate – BMR), chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu năng lượng hằng ngày – tức là nếu bạn không có bất cứ hoạt động gì, cơ thể vẫn cần mức tối thiểu đó. 2.2.Công thức tính BMR: Đàn ông: BMR = 88.362 + (13.397 x cân nặng kg) + (4.799 x chiều cao cm) – (5.677 x tuổi). Mức này của đàn ông VN nằm trong khoảng 1.400 - 1.600 calories Đàn bà: BMR = 447.593 + (9.247 x cân nặng kg) + (3.098 x chiều cao cm) – (4.330 x tuổi). Mức này ở đàn bà VN nằm trong khoảng 1.100 - 1.200 calories. Lượng calories cần trên mức tối thiểu: tùy vào vận động và chuyển động có chủ đích của các cơ, việc tiêu hao năng lượng do sinh nhiệt có thể phân thành ba loại: i.Phục vụ cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Có một vài thuật ngữ chỉ khái niệm này, nhưng trong cuốn sách này, ta thống nhất gọi là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm (thermic effect of food - TEF) ii.Hoạt động luyện tập với ý thức rõ ràng để tiêu hao năng lượng (exercise-associated thermogenesis - EAT) iii.Tất các hoạt động khác được coi là không chủ đích tiêu hao năng lượng, tức là không bao gồm ăn uống, ngủ và tập thể dục. Là khái niệm đang nhận được nhiều sự quan tâm, tiếng Anh là non-exercise activity thermogenesis (NEAT) Link : https://safechat.com/post/3078496359303008172
|
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 6: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH VÀ CÂN BẰNG. | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 6: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH VÀ CÂN BẰNG. |
Link : https://safechat.com/post/3076464878116915601
|
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 5: NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 5: NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG |
BÀI 5: NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG Link : https://safechat.com/post/3075381153436989305 |
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 4: CHẤT ĐẠM | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 4: CHẤT ĐẠM |
BÀI 4: CHẤT ĐẠM Link: https://safechat.com/post/3075002027143807373 |
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 3: NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG - CHẤT BÉO | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 3: NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG - CHẤT BÉO |
BÀI 3: NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG - CHẤT BÉO https://safechat.com/post/3074648959311072787 |
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 2: NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG - ĐƯỜNG BỘT | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 2: NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG - ĐƯỜNG BỘT |
BÀI 2: NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG - ĐƯỜNG BỘT
Định nghĩa: cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng calories, nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động (vô thức và có ý thức), đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng quan trọng. -Hoạt động vô thức: là hoạt động bản năng để tồn tại: thở, suy nghĩ vô thức, ngủ… -Hoạt động có ý thức: đi lại, tập tành, nói… Nguồn cung cấp calories gồm ba nguồn chính: -Đường bột -Chất béo -Chất đạm 1.1.ĐƯỜNG BỘT Carbonhydrate (tiếng Anh), gọi tắt là carb, có trong thực phẩm ở dạng đường, bột và xơ (chất xơ không được hấp thụ nhưng rất quan trọng cho tiêu hóa) cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Cơ thể phân hủy carb thành đường glucose. Glucose – còn gọi là đường huyết (blood sugar), là dạng năng lượng khá cơ bản giúp tế bào và các cơ quan của cơ thể hoạt động. Glucose có thể được sử dụng ngay lập tức, hoặc trữ tại gan và cơ, để cơ thể sử dụng sau đó. Carb dư thừa sẽ chuyển đổi thành glycogen (một dạng tinh bột năng lượng cao), lưu trữ trong gan và cơ bắp để sau này được huy động như nguồn nhiên liệu cấp tốc. Nếu thừa nhiều nữa, carb chuyển hóa thành chất béo và được cất trong các mô mỡ khắp cơ thể, kể cả gan. Do vậy, ăn nhiều đường bột dẫn đến béo phì và gan nhiễm mỡ. Cùng với đạm và chất béo, carb là một trong ba nguồn chính cung cấp năng lượng (calories) cho cơ thể, thông qua ăn và uống. Ba dạng carb cơ bản 1.Đường i. Đường đơn Dạng đơn giản nhất của carb. oglucose: đường huyết chính là loại này ogalactose: có nhiều trong sữa ofructose: chủ yếu có trong rau và trái cây ii. Đường đôi Được tạo thành từ 2 phân tử đơn, có nhiều trong sữa và sản phẩm sữa (lactose) hay đường kính (scrose), là kho dự trữ năng lượng của thực vật tại quả, thân và rễ, hình thành từ quá trình quang hợp ở nhiều cây như mía, củ cải, thốt nốt… được tạo thành từ hai phân tử đơn, chủ yếu có trong sữa và sản phẩm sữa, đường kính, đường mía… 2.Bột (starches) Là dạng carb phức hợp, bao gồm tập hợp của nhiều loại đường đơn giản. Cơ thể cần phải phân hủy chất bột thành đường thì mới có thể tiêu hóa và phát sinh năng lượng. Ví dụ về chất bột: cơm, bánh mì, mì các loại. Carb cũng có trong một số loại rau củ như khoai lang, khoai tây, ngô, đậu… 3.Chất xơ (fiber) Cũng là một dạng carb phức hợp. Cơ thể con người không tiêu hóa được chất xơ. Tuy vậy, chế độ ăn giàu chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với hệ tiêu hóa. Chất xơ cũng giúp giảm cholesterol xấu, giúp ổn định đường huyết. Cơ thể không tiêu hóa chất xơ – nên nó đi qua đường ruột khá nhanh. Chất xơ (fiber hay fibre theo cách viết Mỹ hoặc Anh), còn gọi là chất xơ thực phẩm hay thức ăn thô, về thành phần hóa học thực chất là carbohydrate, có nguồn gốc thực vật. Không giống các loại thực phẩm khác, như chất béo, protein hay đường bột đều được cơ thể hấp thu, chất xơ nhìn chung không bị enzyme tiêu hóa phân giải, mà di chuyển tương đối nguyên vẹn qua ống tiêu hóa, từ dạ dày qua ruột non, ruột già rồi bị đào thải ra khỏi cơ thể. Theo quan niệm trước kia, chất xơ không tạo ra năng lượng, nhưng bây giờ ta biết nó được lợi khuẩn lên men trong ruột già và tạo ra nguồn năng lượng quan trọng ở dạng axit béo chuỗi ngắn. Các nghiên cứu cho thấy tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và tất cả các bệnh ung thư. Có hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. i. Chất xơ hòa tan Hấp thụ nước từ ruột, làm mềm phân, tăng kích thước phân và tăng số lần đi tiêu. Chất xơ hòa tan cũng được lên men trong đại tràng, sinh ra khí và các sản phẩm phụ như axit béo chuỗi ngắn. Nó có độ nhớt và có xu hướng làm chậm quá trình di chuyển của thực phẩm qua hệ tiêu hóa, do vậy trì hoãn việc làm rỗng ống tiêu hóa, cho ta có cảm giác no lâu hơn. Chất xơ hòa tan có trong bột yến mạch, hạt lanh, lúa mạch, hạt đậu khô, cam, táo và cà rốt cũng như một số loại rau như rau diếp xoăn, củ cải đường, astiso. Do làm chậm quá trình tiêu hóa, chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa sự tăng đường huyết đột ngột, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Chất xơ hòa tan cũng liên kết với các axit béo, giúp thải chúng khỏi cơ thể, do đó giúp giảm cholesterol có hại (LDL). ii. Chất xơ không hòa tan Không bị các enzyme ở đường tiêu hóa trên (miệng, dạ dày, ruột non) tác động, tới ruột già được lợi khuẩn lên men, từ đó hình thành khí và sản phẩm phụ. Xơ không hòa tan hấp thụ nước và hoạt động như chất trương nở, đẩy nhanh thức ăn trong hệ tiêu hóa, tạo cho phân “nở nang” hơn và giúp đại tiện dễ dàng, do làm tăng khối lượng phân, giúp giảm táo bón, cân bằng pH trong ruột, giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Chất xơ không hòa tan có trong các loại hạt, rau lá xanh đậm, cám. Các loại thực phẩm chứa carb -Ngũ cốc: gạo, mì, bánh mì… -Các loại hoa quả, trái cây -Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, kefir… -Các loại đậu tươi và hạt đậu khô -Các loại bánh ngọt, kem, kẹo… -Nước hoa quả, các loại nước uống có đường -Các loại rau củ chứa nhiều chất bột như khoai lang, khoai tây… Các loại carb tốt: Ngũ cốc nguyên cám: gạo lức, bánh mì nguyên cám, yến mạch… ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều loại vitamins, khoáng chất, chất xơ. Cố gắng hạn chế ăn ngũ cốc tinh chế: gạo trắng, bánh mì trắng, bánh ngọt… các chất dinh dưỡng đã bị loại bỏ nhiều. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm bổ sung nhiều đường. Ăn các loại carb chứa nhiều chất xơ . Khi điều kiện cho phép, ta nên ăn carb phức tạp (như các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám) bởi chúng có chỉ số GI thấp và giúp ta: -Ít tăng cân -Cung cấp nhiều khoáng chất và chất xơ -Kiểm soát tiểu đường và đường huyết tốt hơn -Giúp giảm mức cholesterol -Tránh nguy cơ mắc bệnh tim -Tăng cường sức bền thể chất Link: https://safechat.com/post/3074559560502064565
|
Xem | |
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 1: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG – NHÂN TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE | CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ĐỦ CALORIES, CHẤT XƠ, VITAMIN, KHOÁNG CHẤT, ENZYMES, MEN TIÊU HÓA. BÀI 1: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG – NHÂN TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE |
BÀI 1: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG – NHÂN TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE I.KHÁI NIỆM VỀ DINH DƯỠNG, NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG VÀ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG Dinh dưỡng là những chất cần thiết cho con người sử dụng để tồn tại, phát triển và sinh sản thông qua các hoạt động ăn uống, hấp thụ, đồng hóa, tổng hợp, dị hóa và loại bỏ các chất thải. Chế độ dinh dưỡng liên quan đến việc ăn cái gì, bao nhiêu, lúc nào… Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ được rất nhiều vấn đề sức khỏe. Trái lại, chế độ ăn uống sai lệch dẫn đến bệnh tật, cũng như những tác động vô cùng bất lợi cho sức khỏe. Nếu không liên quan đến tín ngưỡng, thì vấn đề quan trọng nhất là trình độ hiểu biết về dinh dưỡng, cũng như tự hiểu cơ thể mình, để có được chế độ ăn uống lành mạnh, từ khâu lựa chọn thực phẩm, nấu ăn cũng như phương pháp bảo quản. Có 7 nhóm dưỡng chất được cung cấp qua thực phẩm: đường bột, chất đạm, chất béo, nước, chất xơ, khoáng chất và vitamin; tùy quan niệm, các chất này được phân thành hai nhóm: đa lượng và vi lượng (bảng). Trong số các dưỡng chất đa lượng, chất béo giàu năng lượng hơn cả - 1 gam chất béo cung cấp 9 calories, trong khi đó 1 gam đường bột hay chất đạm chỉ cung cấp 4 calories. Cơ thể cần các chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Do vậy ta phải quan tâm trước hết đến các chất dinh dưỡng thiết yếu, nghĩa là các chất cần thiết cho chức năng bình thường của cơ thể, mà cơ thể không tự tổng hợp được hoặc tổng hợp không đủ, nên phải lấy trực tiếp từ thực phẩm. Có bốn nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người: 9 axit amin, 2 axit béo, 13 vitamin và khoảng 20 khoáng chất cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Đường bột là thứ chúng ta ăn hằng ngày và dường như không thể thiếu được, nhưng các vai trò của nó đều có thể thay thế bằng thực phẩm khác - vì đường bột không cung cấp dưỡng chất thiết yếu nào. Trong khi đó, chất đạm và chất béo lại rất quan trọng vì nó cho ta những axit amin và axit béo thiết yếu Ngoài ra, cơ thể còn cần bổ sung thêm các loại enzymes và men tiêu hóa cũng từ nguồn đồ ăn thức uống. Link : https://safechat.com/post/3074263125168176877
|
Xem |