Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

Quay Lại


1. Khoang miệng và thực quản: Thức ăn đưa vào miệng được nhai cơ học để xé thành những mảnh nhỏ hơn và được trộn với nước bọt có chứa các loại enzyme amylase giúp phân giải một phần tinh bột (khoảng 5%) thành đường đơn giản. Sau đó thức ăn được vo thành viên và được lưỡi và các cơ họng và thực quản đẩy vào dạ dày.
2. Giai đoạn trong dạ dày: Trong dạ dày thức ăn được trộn với với dịch dạ dày (có chứa axit, enzyme pepsin giúp tiêu hóa chất đạm và chất nhầy), nhờ tác động co thắt của của dạ dày biến thành chất sệt như cháo đặc gọi là dưỡng trấp, trong đó một phần protein được chuyển hóa thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín thành maltose, maltotriose và oligosaccharide. Riêng dầu mỡ, lipid hầu như chưa được phân giải. Sau đó dưỡng trấp được đẩy từ dạ dày xuống ruột non.
3. Giai đoạn trong ruột non: Ruột non dài 6 - 7 mét gồm tá tràng, hồng tràng và hồi tràng. Tại ruột non thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Dưới sự tác động của các men tiêu hóa, các thức ăn là protein, lipid, glucid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột vào máu và đi nuôi các tế bào cơ thể.
4. Giai đoạn trong ruột già: Ruột già có chiều dài khoảng 1,5m được chia thành manh tràng, kết tràng và trực tràng. Phần chính của ruột già là kết tràng, lại được chia thành 4 phần: kết tràng lên, ngang, xuống và kết tràng sigma. Tại kết tràng lên và ngang, các vi khuẩn lên men chất xơ và thức ăn còn sót lại (chủ yếu là protein) tạo ra axit béo chuỗi ngắn cũng như một số hóa chất quan trọng khác, đặc biệt là vitamin K. Khi đến kết tràng xuống và sigma phần lớn dưỡng chất đã được hấp thụ nên chỉ còn quá trình hấp thu nước. Chất cặn bã còn lại (phân) được đẩy qua trực tràng và được tống ra ngoài qua hậu môn thông qua cơ chế đi đại tiện.