Q
|
Q
|
A
|
Tags
|
|
Hệ vi sinh là gì, vai trò của nó đối với cơ thể?
|
Hệ vi sinh là gì, vai trò của nó đối với cơ thể?
|
Hệ vi sinh là một quần thể các vi sinh vật ở bên trong và bên trên cơ thể người, bao gồm các loại vi khuẩn (cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi), cổ khuẩn, sinh vật nguyên sinh, nấm và virus. Chúng sống ký sinh, hội sinh hoặc cộng sinh trong cơ thể người ở các vùng có mô và dịch cơ thể như da, kết mạc, tuyến vú, nhau thai, âm đạo, tử cung, tinh dịch, phổi, niêm mạc miệng, đường mật và đặc biệt là đường tiêu hóa. Vai trò của nó đối với cơ thể: - Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn; - Giúp cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất; - Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch;
|
|
Xem
|
Vì sao người ta hay nhắc đến hệ vi sinh đường ruột?
|
Vì sao người ta hay nhắc đến hệ vi sinh đường ruột?
|
Hệ vi sinh đường ruột gồm tất cả các chủng loại vi sinh cư trú trong đường ruột có số lượng và loài vi sinh lớn hơn gấp nhiều lần so với những vùng khác của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Bất cứ sự mất cân bằng nào trong hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và qua đó ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Một số đặc điểm phân bổ của hệ vi sinh đường ruột, cụ thể như sau: - Dạ dày có môi trường axit cao nên chỉ có 1 vài vi khuẩn và nấm men có thể cư ngụ, trong đó nổi tiếng nhất là vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày và ung thư. - Ruột non, nhất là phần dưới có môi trường hơi kiềm có cộng động vi sinh phong phú hơn. Ruột non cũng là nơi cư ngụ của nấm Candida, nếu phát triển vô độ sẽ gây ra nhiều triệu chứng về tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy... - Ruột già là nơi có hệ sinh thái vi khuẩn lớn nhất trong cơ thể với 300-1000 loại chiếm 60% khối lượng phân khô, trong đó phần lớn là các vi khuẩn hội sinh có lợi, ngoài ra có một số vi khuẩn gây bệnh và nấm, đặc biệt là nấm Candida mang tính cơ hội cao, có thể sinh sôi phát triển khi cơ thể nạp nhiều đường bột hoặc khi các lợi khuẩn bị diệt bởi khánh sinh.
|
|
Xem
|
Những nhân tố gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột?
|
Những nhân tố gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột?
|
Dưới đây là những nhân tố có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: 1. Thuốc kháng sinh: Sử dụng nhiều thuốc khánh sinh có thể sẽ diệt hết các vi khuẩn đường ruột có lợi, tạo môi trường cho các vi khuẩn có hại, kể cả vi khuẩn kháng khánh sinh và các mầm bệnh phát triển gây nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể. 2. Dược phẩm (phi kháng sinh): Tương tự nhiều loại dược phẩm (phi kháng sinh) cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh (giảm lợi khuẩn, tăng hại khuẩn). 3. Đẻ mổ: Trẻ đẻ mổ có độ đa dạng hệ vi sinh đường ruột thấp hơn, dễ bị nhiễm khuẩn mầm bệnh và có hệ miễn dịch yếu hơn dẫn đến dễ bị mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng và béo phì hơn trẻ so với đẻ thường. 4. Chế độ ăn "hiện đại": Nên tránh chế độ ăn không lành mạnh như nạp nhiều bột, đường tinh chế, thực phẩm đã qua chế biến, chất tạo ngọt nhân tạo và thiếu chất xơ vì sẽ dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong hệ vi sinh, gây rối loạn chức năng não, khả năng miễn dịch và chuyển hóa. 5. Thực phẩm biến đổi gien (GMO): Thực phẩm biến đổi gien có thể gây nhiều thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột. 6. Giấc ngủ và nhịp sinh học bị gián đoạn: Thiếu ngủ và gián đoạn nhịp sinh học cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. 7. Căng thẳng (Stress) kéo dài: Stress có thể làm thay đổi quá trình oxy hóa của ruột và ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. 8. Nhiễm trùng mạn tính: Mầm bệnh dạng nấm, vi khuẩn và virus làm thay đổi cấu trúc hệ vi sinh và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe đường ruột.
|
|
Xem
|
Làm thế nào để có được một hệ vi sinh khỏe mạnh?
|
Làm thế nào để có được một hệ vi sinh khỏe mạnh?
|
Muốn có một hệ vi sinh khỏe mạnh, cần phải hạn chế tất cả những nhân tố gây mất cân bằng hệ vi sinh, cụ thể: - Hạn chế sử dụng các loại dược phẩm, đặc biệt là các loại kháng sinh. Có thể thay thế bằng loại kháng sinh được làm từ các loại rau củ thiên nhiên có tính kháng khuẩn như tỏi, chanh, gừng... (Xem sản phẩm: Kháng sinh tự nhiên VHY); - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh đủ lượng, đủ chất; hạn chế ăn nhiều đường bột, đường tinh chế, các loại thực phẩm đã qua chế biến, các chất tạo ngọt nhân tạo; tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên giàu probiotic và prebiotic; - Duy trì một lối sống lành mạnh: suy nghĩ tích cực, thường xuyên vận động, ngủ đủ giấc...
|
|
Xem
|
Probiotic là gì? Thực phẩm nào giàu probiotic?
|
Probiotic là gì? Thực phẩm nào giàu probiotic?
|
Probiotics hay còn gọi là men vi sinh là những loại vi khuẩn tốt, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, tăng cường hệ miễn dịch, giúp duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật. Các thực phẩm giàu lợi khuẩn: - Sữa chua: tốt nhất là loại sữa chua không qua chế biến công nghiệp; - Kefir: một thức uống chứa nhiều men vi sinh được làm bằng cách lên men sữa bò, sữa dê hay một số sữa thực vật; tốt nhất là loại không qua chế biến công nghiệp; - Kombucha: thức uống làm từ trà đen, trà xanh hoặc vỏ, lá cà phê lên men cũng chứa nhiều men vi sinh tốt cho đường tiêu hóa; - Một số loại pho mát như gouda, mozzarella, cheddar hay cottage cheese; - Các loại đồ muối: như dưa, hành, kiệu, củ cải muối hoặc kim chi của Hàn Quốc, tempeh (đậu nành lên men) của Indonesia hay miso, natto của Nhật Bản.
|
|
Xem
|
Prebiotic là gì? Thực phẩm nào giàu prebiotic?
|
Prebiotic là gì? Thực phẩm nào giàu prebiotic?
|
Prebiotic là các loại thức ăn giúp nuôi dưỡng và phát triển lợi khuẩn (probiotics) có trong đường ruột, củng cố hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hấp thu canxi và hấp thu carb, hỗ trợ lợi khuẩn sản xuất axits béo chuỗi ngắn thúc đẩy quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho não. Thực phẩm giàu prebiotics: atiso, tỏi tây, măng tây, nấm, tỏi, hành tây, rau bồ công anh, rễ rau diếp xoăn, củ đậu, khoai lang, chuối, táo, các loại quả mọng, cam quýt, sâm đất,....
|
|
Xem
|
Có nên ăn dưa muối chua?
|
Có nên ăn dưa muối chua?
|
Nên ăn vì dưa muối giúp bổ sung lợi khuẩn (probiotic). Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều dưa muối, không nên ăn dưa muối xổi (dưa vừa muối xong), không nên ăn dưa (cà muối) bị khú (dưa để lâu bị quá mặn, quá chua, thâm đen, đổi màu).
|
|
Xem
|