Q
|
Q
|
A
|
Tags
|
|
Nhịn ăn gián đoạn là gì và lợi ích của nó?
|
Nhịn ăn gián đoạn là gì và lợi ích của nó?
|
Nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting): là một phương pháp nhịn ăn có chu kỳ, nghĩa là sẽ giới hạn thời gian ăn trong ngày và kéo dài thời gian nhịn ăn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cơ chế này giúp hệ chuyển hóa cơ thể được vận hành tốt hơn, cơ thể sẽ thay đổi từ cơ chế chuyển hóa đường (glucose) sang cơ chế đốt mỡ dự trữ (ketone) làm năng lượng. Cơ chế này mang lại các lợi ích sau: - Kiểm soát cân nặng; - Ổn định đường huyết; - Giảm bệnh viêm nhiễm; - Tốt cho hệ thần kinh; - Tăng tuổi thọ; - Giảm cơn thèm đồ ngọt và đồ ăn; - Giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
|
|
Xem
|
Có bao nhiêu cách nhịn ăn gián đoạn?
|
Có bao nhiêu cách nhịn ăn gián đoạn?
|
Theo phương pháp này, có 7 cách nhịn ăn như sau: 1. Nhịn ăn (16/8): nhịn 16 giờ/ngày và chỉ ăn trong 8 giờ còn lại: Ăn từ trưa 12g đến 20g ăn tối và nhịn đến 12g trưa hôm sau. 2. Nhịn ăn (12/12): nhịn 12 giờ/ngày và chỉ ăn trong 12 giờ còn lại: Kết thúc ăn tối trước 8g và nhịn đến 8g sáng hôm sau. 3. Nhịn ăn (20/4): nhịn 20 giờ/ngày và chỉ ăn trong 4 giờ còn lại: Kết thúc ăn tối lúc 8g, nhịn đến 4g chiều hôm sau. 4. Nhịn ăn 2 ngày: Ăn uống bình thường 5 ngày, 2 ngày còn lại hạn chế lượng calo tiêu thụ xuống dưới 500 calo/ngày. 5. Nhịn 1 ngày, ăn 1 ngày: 6. Nhịn 24 giờ mỗi tuần: Nhịn duy nhất 1 ngày (24 giờ), các ngày còn lại trong tuần ăn uống bình thường 7. Bỏ bữa cách quãng: ăn bữa này, bỏ bữa tiếp theo, tuần tự luân phiên.
|
|
Xem
|
Ai nên áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn?
|
Ai nên áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn?
|
Những người có vấn đề về sức khỏe sau: - Béo phì; - Khó giảm cân; - Tiểu đường loại 2; - Ung thư; - Thiếu tập trung; - Gan nhiễm mỡ; - Các vấn đề đường ruột; - Viêm khớp,…
|
|
Xem
|
Trong ngày nhịn ăn thải độc tẩy nấm, cơ thể có bị đói bụng không?
|
Trong ngày nhịn ăn thải độc tẩy nấm, cơ thể có bị đói bụng không?
|
Không bị đói vì ngày nhịn ăn này sẽ uống 210ml dầu dừa, trong đó, 1ml dầu dừa cung cấp đến 9 calo nên 210ml dầu dừa cung cấp đến gần 2000 calo, vẫn đủ để cơ thể hoạt động bình thường mà không cảm thấy đói.
|
|
Xem
|
Người mới biết đến phương pháp nhịn ăn nên làm gì để có thể áp dụng?
|
Người mới biết đến phương pháp nhịn ăn nên làm gì để có thể áp dụng?
|
- Nên làm sạch đường tiêu hóa & thải độc gan trước (enema coffee hoặc tẩy sỏi gan thì càng tốt), tìm hiểu người có kinh nghiệm theo dõi, hướng dẫn cách nhịn ăn, tìm hiểu nguồn kiến thức đúng, làm quen với nhịn ăn gián đoạn => nhịn ướt ngắn ngày => nhịn khô ngắn ngày và tăng dần tối đa 5 ngày nếu tự làm tại nhà, tùy theo sức khỏe của mình.
|
|
Xem
|
Sau quá trình nhịn (nhịn khô) nên ăn như thế nào?
|
Sau quá trình nhịn (nhịn khô) nên ăn như thế nào?
|
- Làm Enema (enema baking soda và sau đó làm tiếp enema cafe) để đẩy kiềm lên cho đỡ mệt, hỗ trợ thải độc gan. - Uống nước ấm, trà thảo dược. Uống tầm 300-500ml nước trong vòng 2 tiếng, chia nhỏ các ly uống từng ngụm và cùng lúc súc trước khi nuốt. - Sau 2-4h kết thục nhịn ăn/uống thức ăn nhiều lợi khuẩn (trà kombucha/kefir/natto/sữa chua tự làm - ăn ít /giấm táo và nên pha loãng) - Quay lại chế độ ăn: Ăn ít (thức ăn uống nên ấm nóng), nhai thật kĩ, theo dõi, lắng nghe cơ thể. Không ăn nước mắm, muối (2 ngày) vì cơ thể sẽ tích tụ làm phù nề. Không ăn đạm động vật. Không ăn chất béo, kể cả chất béo tốt sau 1-3 ngày tùy vào sức khỏe từng người. Ăn ngũ cốc nguyên cám (nảy mầm tốt nhất) Nếu rối loạn tiêu hoá: ói/enema/nhịn ăn tiếp trong 1 ngày.
|
|
Xem
|