Hệ tiết niệu/ Thận thải độc như thế nào?
|
Hệ tiết niệu/ Thận thải độc như thế nào?
|
Hệ tiết niệu là một hệ thống bài tiết và điều tiết cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Nó bao gồm hai quả thận – nơi hình thành và bài tiết nước tiểu; hai niệu quản - chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang; bàng quang (bọng đái) - nước tiểu thu thập và được lưu trữ tạm thời; và niệu đạo – dẫn nước tiểu đi từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. - Thận là cơ quan tiết niệu chủ yếu, có 2 quả hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng trên và bài tiết chất thải vào nước tiểu. Chúng điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát thể tích và thành phần máu, độ pH và mức đường huyết, sản xuất 2 hormone quan trọng là calcitriol and erythropoietin. - Mỗi quả thận dài khoảng 12 cm. Bàng quang là túi chứa nước tiểu có tính đàn hồi cao. Nước tiểu gồm 95% nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan, ngoài ra có một số protein và chất khác, bị tăng cao khi thận không lọc tốt. - Niệu đạo nam dài 20 cm, còn có vai trò dẫn nước tiểu và tinh dịch ra ngoài. Niệu đạo nữ giới chỉ dài khoảng 4cm, nên nữ giới thường nhịn tiếu kém hơn nam. - Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 lít dung dịch. Ngoại trừ các tế bào máu, tiểu cầu và protein máu, tất cả các thành phần máu khác phải đi qua thận. Phần lớn dung dịch sau khi được lọc sẽ hấp thụ ngược lại vào máu và tiếp tục tuần hoàn. Chỉ có khoảng 1/100 xuống bàng quang để thải ra ngoài, nghĩa là hàng ngày chúng ta chỉ thải 1,5-1,7 lít nước tiểu.
|
|
Xem
|
Những bệnh thường gặp ở đường tiết niệu là gì?
|
Những bệnh thường gặp ở đường tiết niệu là gì?
|
Nhiều bệnh đường tiết niệu thường liên quan đến thận. - Khi thông thoáng, các hệ thống bài tiết dễ dàng đẩy các chất thải qua nước tiểu, mồ hôi, khí và phân. Nhưng hầu hết các bệnh thận và các bộ phận khác của hệ tiết niệu đều liên quan đến mất cân bằng hệ thống lọc ở thận, dù những nguyên nhân trực tiếp hơn có thể được liệt kê ra như tiểu đường, huyết áp cao, viêm cầu thận và bệnh thận đa nang. - Tác nhân gây bệnh thường là các phân tử nhỏ có tác dụng axit hóa mạnh mẽ trong máu. Cơ thể phải đẩy chúng vào các mô liên kết xung quanh tế bào, rồi ở đó giải phòng sản phẩm kiềm để trung hòa và loại bỏ chúng qua các cơ quan bài tiết. Tuy nhiên, hệ thống làm sạch tinh vi này gặp vấn đề khi chất độc bị đưa vào nhiều hơn mức chúng được loại bỏ. Dần dần các mô liên kết quánh lại như thạch làm chất dinh dưỡng, nước và oxy không còn có thể tự do lưu thông và các tế bào bắt đầu bị suy dinh dưỡng, mất nước và thiếu oxy. - Trong khi đó, thận trở nên quá tải và không thể duy trì cân bằng chất lỏng và chất điện giải bình thường trong cơ thể. Thêm nữa, sản phẩm tiết niệu như muối và khoáng chất, có thể kết tủa và tạo thành các tinh thể và sỏi với các thể loại và kích cỡ khác nhau từ nhỏ như hạt cát đến bằng quả bóng bàn. - Những viên sỏi thận sắc cạnh này có thể làm viêm mô thận mỏng manh và làm vỡ mạch máu, kích hoạt cơn đau dữ dội ở bụng, sườn và gây ra máu trong nước tiểu. Cứ 20 người lại có một người bị sỏi thận vào lúc nào đó trong đời, thường vì lý do dinh dưỡng. Sỏi có thể được tạo ra không chỉ ở thận mà còn ở mọi nơi trong hệ thống tiết niệu như niệu quản và bàng quang. - Loại sỏi thận phổ biến nhất được hình thành khi nồng độ axit uric trong nước tiểu tăng cao do ăn nhiều thịt và đường - có thể dẫn đến tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng thận và cuối cùng là suy thận. Khi tế bào thận ngày càng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là oxy sẽ kích thích khối u ác tính phát triển. - Ngoài ra, các tinh thể axit uric không được đào thải qua thận có thể lắng xuống khớp và gây ra bệnh thấp khớp, bệnh gút và giữ nước.
|
|
Xem
|