Hệ tiết niệu/ Thận thải độc như thế nào?

Quay Lại


Hệ tiết niệu là một hệ thống bài tiết và điều tiết cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Nó bao gồm hai quả thận – nơi hình thành và bài tiết nước tiểu; hai niệu quản - chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang; bàng quang (bọng đái) - nước tiểu thu thập và được lưu trữ tạm thời; và niệu đạo – dẫn nước tiểu đi từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.
- Thận là cơ quan tiết niệu chủ yếu, có 2 quả hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng trên và bài tiết chất thải vào nước tiểu. Chúng điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát thể tích và thành phần máu, độ pH và mức đường huyết, sản xuất 2 hormone quan trọng là calcitriol and erythropoietin.
- Mỗi quả thận dài khoảng 12 cm. Bàng quang là túi chứa nước tiểu có tính đàn hồi cao. Nước tiểu gồm 95% nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan, ngoài ra có một số protein và chất khác, bị tăng cao khi thận không lọc tốt.
- Niệu đạo nam dài 20 cm, còn có vai trò dẫn nước tiểu và tinh dịch ra ngoài. Niệu đạo nữ giới chỉ dài khoảng 4cm, nên nữ giới thường nhịn tiếu kém hơn nam.
- Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 lít dung dịch. Ngoại trừ các tế bào máu, tiểu cầu và protein máu, tất cả các thành phần máu khác phải đi qua thận. Phần lớn dung dịch sau khi được lọc sẽ hấp thụ ngược lại vào máu và tiếp tục tuần hoàn. Chỉ có khoảng 1/100 xuống bàng quang để thải ra ngoài, nghĩa là hàng ngày chúng ta chỉ thải 1,5-1,7 lít nước tiểu.