Q | Q | A | Tags | |
---|---|---|---|---|
Độc tố là gì? | Độc tố là gì? |
Độc tố: được coi là bất cứ thứ gì can thiệp vào quá trình sinh lý bình thường của con người và tác động tiêu cực đến chức năng cơ thể. Độc tố được phân thành các nhóm theo nguồn gốc như sau: Độc tố từ môi trường bên ngoài: - Không khí và nước bị ô nhiễm, khói thuốc lá, rượu, thuốc, hóa chất trong thực phẩm chế biến, thuốc trừ sâu, bình xịt và chất tẩy rửa, nguyên vật liệu nha khoa…; - Sóng điện từ hay bức xạ điện từ phát ra từ lò vi sóng, điện thoại di động, máy tính, internet không dây, màn hình TV, điện giật, sét, rò rỉ phóng xạ,… Độc tố sinh ra trong cơ thể: - Dư lượng thực phẩm chưa tiêu hóa: do ăn uống quá nhiều hoặc tiêu hóa kém, bị ứ đọng lâu sẽ lên men và tạo ra môi trường axit cho các gốc tự do phát triển, gây ra phản ứng viêm và nhiều bệnh tật. - Sản phẩm sinh ra trong hoạt động bình thường của cơ thể (như amoniac, axit uric, axit lactic hay homocysteine) không được đào thải tích cực và bị tích tụ ở liều lượng cao, nhiều khi vì các cơ quan thài độc gặp trục trặc, rất dễ sinh bệnh. Bệnh gout chẳng hạn, gây ra bởi axit uric lắng đọng lâu ngày trong khớp. - Một nhóm độc tố lớn do các vi khuẩn có hại và nấm candida sinh ra trong cơ thể. Đây là những chất độc rất mạnh và có thể gây hại nghiêm trọng cho vật chủ, ảnh hưởng cục bộ hoặc gây hiệu ứng xấu cho toàn hệ thống. Độc tố cảm xúc: như căng thẳng, sợ hãi hoặc chấn thương tình cảm có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và nội tiết tố, từ đó làm suy yếu khả năng thải độc của cơ thể. |
Xem | |
Cơ thể nhiễm độc như thế nào? | Cơ thể nhiễm độc như thế nào? | Cơ thể bị nhiễm độc khi bị các chất độc hại có trong thức ăn, đồ uống, không khí, các vật dụng hàng ngày chứa hóa chất như các chất tẩy rửa ... xâm nhập trong quá trình ăn uống, hít thở và tiếp xúc trực tiếp qua da và cùng với đó là các độc tố nội sinh (như dư thừa hormone, gốc tự do, vi khuẩn và nấm mốc) qua hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, tới tất cả các tế bào, cũng như hòa vào dịch ngoại bào xâm lấn vào tế bào, huyết tương và hệ bạch huyết. | Xem | |
Tại sao chúng ta cần phải thải độc? | Tại sao chúng ta cần phải thải độc? |
Tại sao cần phải thải độc: - Cơ thể vốn được thiết kế để tự thải độc qua 5 cơ quan chính là gan, ruột, thận, phổi và da, trong đó gan, ruột và thận xử lý phần lớn chất độc. Nếu lượng chất độc xâm nhập và phát sinh trong cơ thể không quá nhiều và các cơ quan và hệ thống thải độc hoạt động tốt thì cơ chế tự thải độc của cơ thể có thể xử lý các chất độc hại giúp cơ thể không bị nhiễm độc và khỏe mạnh. - Cơ thể của chúng ta thường xuyên bị quá tải độc tố, do: + Môi trường sống càng ngày càng bị ô nhiễm, như ô nhiễm không khí bởi khói bụi xe, khí thải công nghiệp... + Nguồn thức ăn cũng bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản... + Thói quen sinh hoạt hay cách ăn uống thiếu khoa học, như ăn thức ăn chế biến sẵn, ăn quá nhiều, sử dụng nhiều hóa chất độc hại (như các chất tẩy rửa) trong sinh hoạt… + Bên cạnh đó bản thân cơ thể của chúng ta cũng có thể sản sinh ra chất độc - Tât cả các yếu tố này sẽ làm cho cơ thể chúng ta chứa nhiều độc tố vượt quá khả năng xử lý của cơ thể, độc tố không được đào thải hết lâu dần sẽ tích tụ trong các cơ quan của cơ thể, làm suy yếu các các cơ quan thải độc và phát sinh nhiều loại bệnh như tim mạch, táo bón, các bệnh thần kinh, ngứa da, da thô sạm, thâm nám, cơ thể có mùi, thậm chí là ung thư… Vì vậy để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống chúng ta cần phải thực hiện việc thải độc. |
Xem | |
Những dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đã quá tải chất độc? | Những dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đã quá tải chất độc? |
Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có thể đã quá tải chất độc: - Tăng cân: Bạn có thấy bị tăng cân dù đang kiểm soát chặt chẽ lượng calo và vẫn tập thể dục đều đặn? Có thể thủ phạm là chất độc trong người đang bị chứa quá nhiều. Rất nhiều độc tố, nhất là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ bắt cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào mỡ để cất giấu chúng. Thành thử hầu như không thể nào giảm cân cho đến khi đã loại bỏ được các độc tố. - Hay mệt mỏi: Bạn đang ngủ nhiều, nhưng luôn thấy mệt mỏi? Lượng độc tố dư thừa tạo ra nhiều căng thẳng và lâu ngày làm suy tuyến thượng thận, khiến bạn cảm thấy kiệt sức và buồn ngủ. Chưa kể một số chất kích thích như caffeine phá vỡ chức năng tuyến thượng thận một cách tiêu cực bằng cách buộc cơ thể phải tỉnh táo mà vật lộn để tống chúng ra ngoài. - Mất ngủ: Khi bạn thấy luôn tỉnh táo và căng thẳng là lúc có thể đã bị mất cân bằng về mức cortisol, là loại hormone cơ thể giải phóng (nhất là vào buổi tối) để giảm căng thẳng. Bình thường nồng độ cortisol cao vào buổi sáng và giảm dần trong suốt cả ngày. Khi bị mất cân bằng, nồng độ cortisol vào buổi tối sẽ tăng cao làm mất ngủ, lâu dài sẽ gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim. - Suy nghĩ sút kém, nhức đầu vô cớ: Chất độc ảnh hưởng trực tiếp đến não. Những chất tạo vị như bột ngọt, chất thay thế đường (aspartame) hay màu thực phẩm, chất bảo quản dùng phổ biến trong thực phẩm và kim loại nặng cũng dẫn đến đau đầu bởi chúng có khả năng diệt tế bào não và cản trở quá trình oxy hóa của não. - Tâm trạng thất thường, giảm ham muốn tình dục: Bạn bị thay đổi tâm trạng suốt cả ngày? Đó là dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố. Các độc tố như phụ gia thực phẩm hay BPA (bisphenol-A) và PCB (polychlorinated biphenyls) dùng thông dụng trong đồ nhựa tác động như estrogen ngoại lai, gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng xấu đến cả phụ nữ và đàn ông. - Mùi hôi cơ thể: Hôi miệng, khí và phân có mùi hôi, là dấu hiệu cho thấy gan và ruột già đang phải vật lộn để loại bỏ lượng chất độc quá nhiều. Tương tự, nếu bị đầy hơi trong thời gian dài, chẳng bao giờ cảm thấy đói thì hẳn là bạn cần giúp cơ thể loại bỏ độc tố, đặc biệt từ gan. - Vấn đề về tiêu hóa: táo bón, đầy bụng, trào ngược dạ dày: Cơ thể cần loại bỏ chất thải hàng ngày. Nếu không thể đại tiện đều đặn hàng ngày thì chất độc bị hấp thụ ngược vào máu và tích tụ lại. Hãy uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ – và chủ động thải độc. - Đau mỏi cơ bắp: Độc tố dư thừa trong cơ thể cũng có thể kéo theo hiện tượng đau nhức xương khớp và đó là lúc bạn cần thải độc. - Phản ứng của da: Gan chịu trách nhiệm loại bỏ hầu hết các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi bị quá tải chất độc, gan thải không xuể và các cơ quan khác cố gắng đẩy chất độc qua da. Khi loại bỏ độc tố, da sẽ phản ứng tiêu cực với quá trình này dẫn đến mụn trứng cá, phát ban da, chàm, viêm da, mụn nhọt hay dị ứng. Làn da sáng, mịn và khỏe mạnh luôn là dấu hiệu của hệ thống thải độc hiệu quả. |
Xem |