CÁC TRIỆU CHỨNG KHI NHỊN ƯỚT, NHỊN KHÔ

Quay Lại


1. Cảm giác đói: Đây là điều mọi người lo sợ nhất. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh và đã thải độc hệ tiêu hóa đúng cách, thì gần như không có cảm giác đói. Đến ngày 4 hoặc 5, các phản xạ thèm đồ ăn biến mất hoàn toàn, kể cả nhìn hay ngửi thấy đồ ăn cũng không tiết nước bọt. Tuy vậy, người nhịn có thể vẫn mơ mộng về thức ăn và mong đợi ngày dừng nhịn để được tận hưởng cảm giác ăn thả cửa. Trong khi nhịn, nên tránh nghĩ về ăn uống, bằng cách thực hiện các hoạt động khác nhau để quên ý nghĩ đó đi. Đồng thời, nên có sự quyết đoán trong suy nghĩ, tự nhắc bản thân “Hôm nay sẽ không ăn đâu”. Cơ thể sẽ hiểu, cơn đói sẽ qua nhanh. Ngày nhịn đầu có thể có những cơn co thắt dạ dày do đói, chỉ cần uống vài ba ngụm nước nhỏ, nếu không quá tệ thì hãy bỏ qua không làm gì cả. Nếu co thắt quá mức chịu đựng, hãy uống 1-2 lít nước và kích ứng để nôn. Nôn là một trong những phương pháp thải độc rất hiệu quả, giúp làm sạch dạ dày và phần trên của ruột non.
Bài tập này sẽ giúp vượt qua cơn đói: khi cảm thấy đói, hãy thả lỏng bụng, đặt hai tay ở vùng dưới rốn, tay đè lên nhau. Hít vào, hóp bụng lại, dùng tay hỗ trợ ấn vào khu vực đó. Khi hít vào hết cỡ, nín thở 3-4 giây, thả lỏng và thở ra. Lặp lại 10 lần. Toàn bộ bài tập chỉ mất khoảng 1 phút.
2. Mệt mỏi: Mệt mỏi, buồn ngủ, lười vận động khi nhịn là do thiếu năng lượng. Để bù năng lượng có rất nhiều phương pháp, như đi bộ, mát xa. Vào mùa hè tắm bồn và tắm nắng rất tốt. Một phương pháp rất hiệu quả là đi bộ chân đất, mặc quần áo mát mẻ dễ chịu. Tuy vậy, một chút mệt mỏi là bình thường, chỉ cần chuẩn bị trước về tâm lý. Thường vào ngày thứ hai sẽ bắt đầu mệt, có thể sẽ có những đợt mệt đến nỗi không muốn ngồi dậy. Không cần phải lo lắng, đó cũng là hiện tượng hay xảy ra khi nhịn.
3. Ớn lạnh hoặc sốt (phổ biến hơn khi nhịn khô): Vào mùa lạnh, nhiều người nhịn cảm thấy ớn lạnh. Điều này không đáng lo, chỉ cần mặc ấm hơn. Nếu vẫn cảm thấy lạnh, người nhịn nên giảm bớt lượng nước nạp vào hoặc uống nước ấm nếu nhịn ướt. Cảm giác ớn lạnh hay phát triển thành sốt, điều này bình thường và không nguy hiểm. Tuy vậy, cảm giác ớn lạnh khá khó chịu, và nên mặc đủ ấm.
4. Mồm hôi: Đây là mùi của các phân tử chưa được oxy-hóa đủ đang được phát tán. Thường mùi sẽ như axeton, và người lần đầu nhịn khi đến cơn khủng hoảng, mùi nặng đến nỗi khó lòng ở chung một phòng với người khác. Đây là dấu hiệu của các độc tố, và phổi đang tham gia hỗ trợ thải độc càng nhiều càng tốt.
5. Xây xẩm, chóng mặt: Thường xảy ra khi đứng dậy quá nhanh từ tư thế ngồi hoặc nằm (cái gọi là tụt huyết áp thế đứng). Chỉ sau vài giây sẽ hết xây xẩm, nhưng có thể té ngã do không hoàn toàn tỉnh táo. Đó là do sự phân phối lại bất thình lình của máu - khi nhịn thể tích máu giảm. Điều này không hề nguy hiểm, tuy vậy khi đứng hay ngồi dậy nên từ từ, vịn vào ghế hay tường (đặc biệt trong phòng tắm sau khi tắm nước nóng), để tránh bị ngã. Xây xẩm xảy ra nhiều nhất với người cao, gầy, và những người tích cực hoạt động.
6. Nhức đầu: Cơn nhức đầu là dấu hiệu của máu chứa quá nhiều độc tố, thường xảy ra trước cơn khủng hoảng acid cao. Sau cơn khủng hoảng, nhức đầu thường xảy ra khi ở trong không gian kín hoặc trong xe, do phổi không thải độc qua đường hô hấp vì thiếu không khí. Do đó, nên đi bộ nhiều hơn và làm các loại enema (nếu nhịn ướt). Tuyệt đối không nên uống bất cứ thuốc gì khi nhịn.
7. Rối loạn giấc ngủ: Người nhịn thường gặp cảm giác buồn ngủ khó cưỡng. Không có lý do để chống lại cơn buồn ngủ này, và nên ngủ cho đủ nhu cầu cơ thể. Ngược lại, đôi lúc sẽ không hề thấy buồn ngủ. Nếu không gây khó chịu hay phiền hà, nên thức bao lâu cũng được. Nếu bị khó chịu do mất ngủ, sau 3-4 ngày không thể ngủ, đã thử các phương pháp hỗ trợ mà không hiệu quả (đi bộ 4-5 tiếng mỗi ngày, ngâm bồn, tắm), thì nên dừng nhịn.
8. Đau mỏi người: Khi bị đau mỏi người trong lúc nhịn, thường tâm trạng sẽ bất an. Đau mỏi sẽ qua mau, và là dấu hiệu cơ thể đang bắt đầu đào thải đám tế bào hư hại. Khi cơ thể bạn bắt đầu đụng đến các vết đau từ thuở ấu thơ, quy trình thải độc đã gần xong. Khi nhịn, tất cả các bệnh tật sẽ phát tác, đi ngược thứ tự thời gian. Việc này dễ gây hoang mang, chỉ cần bạn hiểu và vượt qua.
9. Đau răng: Tất cả hiện tượng đau răng cần được điều trị trước khi nhịn dài ngày. Lúc nhịn, nhiều người cảm thấy cần phải đánh răng bằng mọi giá. Tuy nhiên, không nên đánh răng trong lúc nhịn, do cấu thành nước bọt thay đổi, có khả năng hòa tan mảng bám. Đánh răng nhiều lúc nhịn có thể dẫn đến mòn răng.
10. Nhiệt miệng: Một số bệnh nướu răng và bệnh viêm xoang hàm trên có thể đi kèm với mưng mủ ở vòm họng khi nhịn. Điều này hoàn toàn bình thường, mủ nên được nhổ đi, và súc miệng bằng nước pha với rượu vang trắng hoặc pha nước chanh loãng.
11. Buồn nôn, trào ngược và nôn (cần chất hấp thụ độc tố): Khi cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và muốn dừng nhịn, nên đi lại thật nhiều, do vận động khiến các cơ, nội tạng làm việc, máu lưu thông tốt hơn, giúp đẩy mạnh quá trình thải độc. Nên biết rằng khi nhịn cơ thể cần nhiều không khí trong lành gấp ba lần khi bình thường. Những người có tiền sử vấn đề về tiêu hóa có thể bị trào ngược chua khi nhịn lần đầu. Nếu bị, thì nên rửa ruột (uống nước và kích thích nôn). Trong các trường hợp nặng hơn, trào ngược nặng kèm với ợ nong, nên súc rửa ruột 2-3 lần/ngày bằng nước muối Epsom, muối biển, baking soda. Có thể pha khoáng sét hoặc than hoạt tính với nước khoáng để uống. Nôn xanh hoặc đen là dấu hiệu của gan chứa quá nhiều độc tố. Nôn là dấu hiệu cơ thể bắt đầu quá trình thải độc gan. Bạn cũng có thể súc ruột bằng nước ấm hoặc nóng, và chườm nóng khu vực gan.
12. Hồi hộp, run rẩy: Hồi hộp run rẩy không đáng lo. Nhịm tim có thể chậm xuống 40, hoặc vọt lên 100 nhịp/phút. Nếu hồi hộp run rẩy không đi kèm mệt mỏi trầm trọng hay đau nhức, thì không cần làm gì. Nếu lo lắng, có thể uống nửa cốc nước nóng pha với ¼ thìa cà phê mật ong. Tuy nhiên, nếu nhịp tim vượt quá 120 nhịp/phút và cảm thấy quá mệt, bắt buộc phải dừng nhịn.
13. Đau tim: Trong trường hợp đau tim liên tục hoặc rối loại nhịp tim, cần phải khôi phục luân xa tim bằng cách thiền mở luân xa tim. Nếu không thể, nên sử dụng máy điện tâm đồ, và trong một số trường hợp cần phải dừng nhịn. Trong vài trường hợp, tự thôi miên, thư giãn, thiền định hỗ trợ rất hiệu quả. Ở phương Đông, có một thủ ấn được gọi là “Life-saving mudra” (thủ ấn cứu mạng) giúp giải tỏa nhồi máu cơ tim. Để bắt thủ ấn này, bắt đầu bằng cách chạm ngón trỏ xuống lòng bàn tay, càng thấp về phía cổ tay càng tốt. Lấy ngón cái đè lên ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út cong và chạm ngón cái, giữ ngón út thẳng, làm cả hai tay. Nên giữ tối thiểu 2-3 phút, nhiều hơn nếu có thể, và cơn nhồi máu sẽ dịu đi sau phút đầu tiên. Thủ ấn này hiệu quả bất cứ lúc nào và với bất cứ cơn nhồi máu cơ tim nào.
14. Đau cơ do quá sức: Những loại đau này hay xảy ra với người thường xuyên tập nhiều, chơi thể thao hay làm việc nặng nhọc quá sức. Chúng cực kì khó chịu khi nhịn, đặc biệt khi đi kèm với sự mệt mỏi. Không cần làm biện pháp gì cụ thể, cũng nên hiểu rằng khi nhịn thì những loại đau này đòi hỏi thời gian nhiều mới hết. Nếu không chịu nổi, có thể bôi các loại thuốc ngoài da tự nhiên với nọc rắn hay nọc ong. Thông thường bôi một lần/ngày, hai lần nếu rất đau. Cần chú ý là khi nhịn, cơ thể sẽ hấp thụ hoàn toàn các loại chất béo hay kem bôi lên da, kể cả son môi. Bởi vậy, không được sử dụng bất cứ loại sản phẩm nào có chứa chất có hại.
15. Cảm lạnh: Rất hiếm khi xảy ra, nhưng thi thoảng có người bị cảm lạnh khi nhịn. Nên tránh lạnh, uống ít nước hơn (nên nhịn khô một vài ngày) đợi cơn cảm cúm tự khỏi. Khi nhịn, khả năng chống bệnh và hồi phục mạnh đến nỗi kể cả cơn viêm nhiễm nặng cũng khỏi khá nhanh. Vi sinh vật sẽ bị cơ thể tiêu diệt và hấp thụ.
16. Kinh nguyệt: Nếu có kinh vào ngày nhịn, không cần làm gì cả. Có kinh khi nhịn là dấu hiệu cơ thể đang hoạt động tốt. Có thể tắm rửa vùng kín bình thường, nhưng cẩn thận không để nước lọt vào trong.