Tình trạng bệnh nào là không nên tẩy sỏi gan, tẩy nấm vậy ?

Quay Lại


1. Tắc ruột:
Nếu bị tắc ruột non, bạn không nên tẩy sỏi. Tắc ruột non (SBO) gây ra bởi nhiều quá trình bệnh lý, như kết dính sau phẫu thuật khối u ác tính, bệnh viêm ruột Crohn, và thoát vị ruột. Các phẫu thuật hay gây ra SBO là cắt ruột thừa, phẫu thuật đại trực tràng, các thủ thuật phụ khoa và đường tiêu hóa trên (GI).

2. Phụ nữ mang thai và cho con bú

3. Chu kỳ kinh nguyệt:
Dù tẩy sỏi gan mật trong kỳ kinh nguyệt vẫn mang lại hiệu quả, nhưng sẽ thuận tiện và thoải mái hơn cho phụ nữ khi thực hiện tẩy sỏi trước hoặc sau những ngày “đèn đỏ”. Bên cạnh đó, chảy máu kinh nguyệt cũng là hình thức thanh lọc cơ thể, và tốt nhất không nên làm sạch cơ thể trên cả hai mặt trận cùng một lúc. Kỳ kinh nguyệt tiêu hao nhiều năng lượng, nên đồng thời tẩy sỏi gan có thể làm giảm hiệu quả của nó cũng như hiệu quả của việc loại bỏ các chất thải kinh nguyệt.

4. Bệnh tim mạch; trẻ em và người lớn tuổi có sức khỏe yếu; bệnh nan y, lây nhiễm; suy, hư thận; u máu ác tính trong gan - những trường hợp này nếu muốn làm cần được tư vấn kĩ trước khi áp dụng


(Lưu ý: Trừ khi có tắc nghẽn ruột non (SBO), sỏi sẽ không tích tụ hoặc mắc kẹt trong ruột non. Lượng dầu, mật và nước dồi dào trong ruột non làm nó có cơ chế xả thải như nhà vệ sinh siêu hạng. Ở ruột già, tình hình hoàn toàn khác, ruột già hấp thụ nước, cô đặc phân và giữ nó trong trực tràng cho đến khi thải ra ngoài qua hậu môn khi đại tiện. Do đó, nếu đại tràng không được làm sạch trước khi tẩy sỏi, đặc biệt khi bị táo bón, sỏi có thể không qua được đại tràng mà bị giữ lại ở ruột non cho đến khi đại tràng được thông lại. Điều này cần phải tránh, vì nếu không nó có thể làm máu bị nhiễm độc. Do đó, làm sạch toàn bộ đại tràng trước và sau mỗi lần tẩy sỏi có ý nghĩa rất quan trọng (xem chi tiết bên dưới Tuân thủ phương thức tẩy sỏi gan mật an toàn)