Sỏi gan mật là gì?

Quay Lại


Sỏi mật là những viên sỏi mềm hoặc cứng hình thành trong túi mật, được tạo ra từ tinh thể cholesterol, canxi, axit béo chuỗi dài và sắc tố mật như bilirubin, muối mật, nước, chất nhầy, độc tố, vi khuẩn và đôi khi cả xác ký sinh trùng và lecithin (thành phần màng tế bào được gan sản xuất).
- Sỏi mật có thể hình thành trong cả hệ ống dẫn mật nội gan và trong túi mật. Tuy nhiên sỏi trong gan hiếm khi được thừa nhận.
- Sỏi mật có kích thước từ bằng đầu kim đến quả bóng golf. Sỏi thường có màu xanh lá cây nhạt (có khi vàng nhạt), cho tới xanh lá cây sẫm (có thể ngả nâu) hoặc đen, tùy nồng độ bilirubin. Những người bị thiếu máu hoặc xơ gan thường có sỏi màu đen, sỏi màu nâu phổ biến hơn, chứa nhiều cholesterol và canxi hơn.
- Sỏi túi mật thường tăng kích thước trong 8 năm trước khi có các triệu chứng đau, các viên sỏi lớn thường bị bán vôi hóa hoặc vôi hóa, có thể được phát hiện qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Các sỏi bùn hay mềm sẽ không được phát hiện khi siêu âm.
- Khi sỏi thoát ra khỏi túi mật và tắc ở cuống mật, nó gây ra đau bụng đường mật, viêm mô và loét túi mật, nhiễm trùng vi khuẩn túi mật, tá tràng … gây ra đau bụng theo cơn, sốt, co thắt mạnh, đó là lúc chúng đang cố tống khứ các viên sỏi ra khỏi túi hay cuống mật.